Ớn lạnh khi mang thai 3 tháng đầu có thể là do mẹ bầu bị thiếu máu, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng hô hấp trên, nhiễm trùng ối, nhiễm virus hệ tiêu hóa,…Để đảm bảo an toàn cho thai nhi, mẹ nên đi khám ngay khi có các triệu chứng bất thường.
- Tình hình khí hậu Việt Nam trong những ngày đầu năm 2021
- Bà bầu là đối tượng đặc biệt dễ bị nhiễm lạnh hơn bình thường
- Nguyên nhân khiến bà bầu bị lạnh khi mang thai tháng đầu
- Bị lạnh khi mang thai tháng đầu có nguy hiểm không?
- Chăm sóc sức khỏe khi mẹ bầu bị cảm lạnh
- Bảo vệ sức khỏe cho bà bầu như thế nào trong mùa lạnh?
Tình hình khí hậu Việt Nam trong những ngày đầu năm 2021
Theo thống kê, các đợt rét đậm ở Việt Nam thường xảy ra vào tháng 1 và tháng 2 hàng năm. Tháng 1 năm nay, miền Bắc và một số tỉnh miền Trung sẽ phải chịu các trận rét đậm, rét hại kéo dài từ đây cho đến vài tuần tới với nhiệt độ thấp nhất 7-10 độ, vùng núi 4-7 độ, vùng núi cao có nơi dưới 0 độ và có khả năng xảy ra mưa rào rải rác hoặc thậm chí là mưa tuyết, băng giá ở một số tỉnh.
Bạn có thể chưa biết:
Khi cảm lạnh mẹ bầu cần lưu ý những điều này nếu không muốn thai nhi bị dị tật
Có những triệu chứng này thì chắc chắn mẹ bầu đang bị cảm lạnh rồi!
Đồng thời, gió Đông Bắc trong đất liền ở Bắc Bộ và Trung Bộ cũng mạnh lên cấp 3 – 4, vùng ven biển cấp 5, giật cấp 6, vịnh Bắc Bộ gió mạnh dần lên cấp 6 – 7, giật cấp 8 – 9. Trong khi đó, thời tiết của các tỉnh phía Nam Bộ cũng bị ảnh hưởng và se lạnh về đêm cho đến sáng sớm.
Bà bầu là đối tượng đặc biệt dễ bị nhiễm lạnh hơn bình thường
Thời tiết khắc nghiệt những ngày đầu năm này khiến những đối tượng có sức đề kháng yếu như trẻ em, người lớn tuổi,… dễ bị nhiễm lạnh hơn bình thường. Trong đó, bà bầu (đặc biệt là bà bầu 3 tháng đầu) là đối tượng dễ bị lạnh hơn cả.
Ngay cả lúc không ở trong môi trường lạnh, nhiều mẹ bầu vẫn cảm thấy cơ thể ớn lạnh, rét run, tay chân bủn rủn. Đây là triệu chứng thai kỳ bình thường và sẽ giảm dần khi mẹ bước vào 3 tháng giữa thai kỳ.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị lạnh khi mang thai tháng đầu
Ớn lạnh khi mang thai 3 tháng đầu do thiếu máu
1. Thiếu máu
Ớn lạnh khi mang thai 3 tháng đầu là một trong những biểu hiện ban đầu khi mẹ bầu bị thiếu máu. Sau đó, mẹ sẽ thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng như da nhợt nhạt, thở dốc, đau ngực, tim đập bất thường,…
Bị lạnh khi mang thai tháng đầu có nguy hiểm không?
Bà bầu bị lạnh khi mang thai dễ khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn và ngủ không ngon giấc. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, khiến bé dễ bị mắc các chứng rối loạn hoặc dị tật bẩm sinh.
Ngoài ra, để cơ thể bị lạnh quá còn làm tăng nguy cơ sản giật. Vì vậy, chú ý giữ ấm cho bà bầu khi mang thai là việc làm vô cùng quan trọng, nhất là vào mùa rét.
Cảm lạnh khiến cơ thể mệt mỏi
Chăm sóc sức khỏe khi mẹ bầu bị cảm lạnh
Phụ nữ mang thai vốn dĩ sức đề kháng yếu khi gặp thời tiết lạnh sẽ rất dễ cảm. Tuy nhiên, đây là giai đoạn nhạy cảm nên mẹ không thể tùy tiện uống bất kỳ loại thuốc nào có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Trong trường này, để cải thiện tình trạnh cảm lạnh các mẹ nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý để rửa và vệ sinh mũi hàng ngày, súc miệng sáng và tối bằng nước muối ấm. Điều đặc biệt quan trọng, mẹ bầu cần lưu ý giữ ấm cơ thể, nghỉ ngơi hợp lý giúp cơ thể có đủ năng lượng và hệ miễn dịch hoạt động tốt, chống lại bệnh tật. Bổ sung các thực phẩm vitamin C tăng cường miễn dịch như cam, bưởi, cải xoăn, bông cải xanh, rau bina và thực phẩm chứa nhiều kẽm như ngũ cốc, trứng.
Bảo vệ sức khỏe cho bà bầu như thế nào trong mùa lạnh?
1. Mặc nhiều quần áo
Vào mùa lạnh, mẹ bầu nên lựa chọn quần áo dài, chất liệu dày, ấm áp để giữ ấm cho cơ thể. Khi ra ngoài trời, mẹ nhớ mặc thêm áo ấm, choàng khăn cẩn thận. Mẹ có thể tham khảo các mẫu váy bầu đẹp cho bà bầu trong mùa Đông để chọn cho mình những mẫu váy vừa ấm áp vừa thời trang.
2. Hạn chế ra đường
Khi mang thai, cơ thể mẹ trở nên nhạy cảm và dễ mắc bệnh hơn bình thường. Mẹ bầu không nên ra ngoài trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như hiện tại. Vì vậy các kế hoạch như đi dã ngoại, đi chơi,… nên được hạn chế trong những ngày trời rét này.
3. Không nên nhất thiết ngày nào cũng tắm
Khí hậu lạnh thì cơ thể thường ít tiết mồ hôi hơn, vì vậy mẹ bầu không cần thiết phải tắm hằng ngày. Đặc biệt mẹ không nên tắm bằng nước nóng quá thường xuyên vì việc làm này sẽ khiến thân nhiệt tăng đột ngột, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, khiến thai dễ bị dị tật bẩm sinh.
Ngoài ra, sự chênh lệch nhiệt độ giữa phòng tắm với không khí bên ngoài sẽ rất dễ khiến mẹ bị cảm lạnh. Tắm nước nóng thường xuyên còn khiến da dẻ mẹ bầu dễ bị khô, nẻ, ngứa ngáy.
Không nên tắm quá lâu vào những ngày trời lạnh
4. Dưỡng ẩm cho da
Thời tiết hanh khô khiến da mẹ dễ bị bong tróc, ngứa ngáy, khó chịu, mẹ nên có một lọ kem dưỡng ẩm da chuyên biệt để ngăn ngừa hiện tượng khô da. Các khu vực cần được chăm sóc đặc biệt khi thời tiết lạnh gồm có khuỷu tay, bàn tay, bụng và phần trước ngực.
Bạn có thể chưa biết:
Giải đáp thắc mắc: Bà đẻ bị cảm lạnh có được uống thuốc không?
Điều trị ho và cảm lạnh cho mẹ bầu tại nhà an toàn, hiệu quả từ nguyên liệu thiên nhiên
5. Bổ sung thực phẩm giúp giữ ấm cơ thể
Nên ăn gì khi bị cảm lạnh? Vào mùa lạnh, mẹ nên ăn đồ ăn nóng để giữ ấm cho bao tử, tránh ăn đồ nguội, lạnh. Các thực phẩm giúp giữ ấm cơ thể gồm có:
- Thực phẩm giàu chất sắt như thịt, trứng, ngũ cốc, đậu phụ,… vừa giúp ổn định thân nhiệt, vừa cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt cho thai nhi
- Đồ ăn nóng như tiêu, ớt, sa tế, tỏi, gừng,… cũng giúp mẹ ấm người, tuy nhiên mẹ chỉ nên ăn với liều lượng vừa phải
- Rau xanh, hoa quả, rau củ giàu vitamin để tăng miễn dịch cho cơ thể
6. Tiêm vắc xin cúm
Cách phòng tránh bị cảm lạnh? Mùa lạnh dễ khiến bà bầu bị cảm lạnh, cảm cúm. Vì vậy, mẹ bầu nên tiêm phòng vắc xin cúm để phòng bệnh cũng như ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi phụ nữ mang thai mắc phải căn bệnh này.
Nên tiêm vaccin cúm trước khi mang thai
7. Tăng cường tập thể dục
Vào mùa lạnh chúng ta thường có thói quen lười vận động, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Mẹ bầu nên vận động, tập luyện nhẹ nhàng mỗi ngày như đi bộ, yoga, thiền,… để tăng cường sức khỏe, giúp cơ thể thích ứng tốt hơn với sự thay đổi của thời tiết.
Hy vọng qua bài viết này, mẹ bầu đã biết cách giữ ấm cho cơ thể khi bị lạnh trong những tháng đầu mang thai. Hãy chú ý bảo vệ cơ thể thật kỹ trong mùa lạnh để không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi mẹ nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!