Bé mấy tháng biết vỗ tay hay vẫy chào là điều nhiều bà mẹ thắc mắc. Mỗi hành động của con đều đáng yêu, đều khiến mẹ “phát cuồng”. Nhưng vỗ tay còn mang một thông điệp khác. Đó là một bước tiến quan trọng trong sự phát triển của trẻ trong giao tiếp.
Em bé mấy tháng biết vỗ tay?
Không có một thời điểm cụ thể chỉ định rằng bé phải biết vỗ tay vì mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt và khác nhau. Trẻ sơ sinh thường hay nắm chặt tay và hiếm khi sử sử dụng bàn tay trong giai đoạn đầu khi mới sinh.
Thời gian trôi qua, khoảng 12 tuần hoặc lâu hơn, các bé sẽ nhận biết và bắt đầu khám phá bàn tay của mình và biết rằng chúng là một phần của cơ thể. Khoảng 24 tuần, bé có thể cố gắng bắt đầu cầm đồ hoặc chuyển giữa hai tay. Vào 30 tuần tuổi, hầu hết các bé có thể cầm đồ đúng cách và ném chúng lung tung.
Và trong khoảng thời gian 25-30 tuần tuổi này, bé có thể vỗ tay lần đầu tiên và ngạc nhiên về nó. Thông thường, bé sẽ tự nhiên biết vỗ tay bằng cách quan sát ai đó sử dụng tay theo cách tương tự.
Tại sao bé 25-30 tuổi biết vỗ tay?
Biết vỗ tay là một cột mốc thành tích của bé
Em bé là những người quan sát tài ba. Chúng có xu hướng bắt tín hiệu xung quanh nhanh chóng và bắt chước một cách tài tình. Hầu hết các bậc cha mẹ hay người lớn xung quanh thường vỗ tay vui mừng khi bé làm được một điều gì đó. Động tác ăn mừng này được bé tiếp nhận và bắt đầu hiểu khá sớm. Do đó, một đứa trẻ cũng có thể tự vỗ tay để mừng bản thân đã đạt được một thành tích nào đó.
Kỹ năng nhìn
Để biết khi nào bé nên bắt đầu vỗ tay, điều quan trọng là bé cần khám phá bàn tay của mình trước. Chỉ đến khi trẻ sơ sinh nhận thức được sự hiện diện của đôi bàn tay và chân, cùng với mức độ mà chúng có thể kiểm soát các bộ phận này thì lúc đó ba mẹ mới nên thắc mắc “Bé mấy tháng biết vỗ tay?”
Đôi khi, một đứa trẻ có thể chỉ đơn giản là tò mò về kỹ năng nhìn của chính mình. Và chúng tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu hai tay đập vào nhau chậm và nhanh. Âm thanh của tiếng vỗ tay có thể là kết quả của “cuộc thám hiểm” này đấy.
Bé biết vỗ tay nói lên kỹ năng vận động
Sau 6 tháng tuổi là thời gian để các kỹ năng vận động của con bạn bắt đầu phát triển. Ngay từ khi cầm đồ vật đến khi biết ném chúng, hầu hết đây là những dấu hiệu cho thấy con yêu của bạn đã quen với những khả năng có chân tay của mình.
Và vỗ tay cũng là một cách để bé cải thiện kỹ năng vận động và học cách tốt nhất để phối hợp hai tay khi di chuyển chúng nhanh về cùng một phía.
Làm thế nào để khuyến khích bé vỗ tay?
Sau câu hỏi “Bé mấy tháng biết vỗ tay?” thì ba mẹ cũng hay tự hỏi làm thế nào để dạy bé làm điều này. Dưới đây là một vài gợi ý cho ba mẹ.
- Kết hợp vỗ tay với các hoạt động khác. Nếu ba mẹ đang chơi với bé, hãy bắt đầu vỗ tay thật nhanh. Khi ba mẹ thực hiện nhiều động tác này, bé sẽ để ý và cố gắng bắt chước hành động của bạn. Nếu cần, mẹ cũng có thể nhẹ nhàng nắm tay con và bắt chước chuyển động từ từ. Không nên di chuyển hai tay bé nhanh chóng với mong muốn thực hiện động tác vỗ tay cho bằng đượ vì điều đó chắc chắn sẽ khiến trẻ sợ hãi.
- Kết hợp tiếng vỗ tay với tiếng cười. Đây là một trong những cách khuyến khích và cho con hiểu sự liên kết hành động với một cảm xúc tích cực. Hãy cười vừa đủ to và sảng khoái và tiếng vỗ tay đủ lớn và phấn khích. Chắc chắn bé nhà bạn sẽ bị ấn tượng và muốn học và làm được động tác kỳ diệu này.
- Trong khi vỗ tay, giữ hai tay gần mặt và tiếp tục nói chuyện với bé. Điều này duy trì một điểm tập trung duy nhất và bé có thể nhìn thấy bàn tay của bạn đang vỗ khá dễ dàng.
- Không nên vỗ tay một cách bất ngờ, nhất là khi bé đang ngủ hoặc vừa thức dậy. Điều này khiến bé dễ giật mình và sợ hãi. Hãy làm điều này lúc con có tâm trạng vui tươi hoặc biến nó thành thói quen vỗ tay mỗi khi ăn xong.
Bé mấy tháng biết vỗ tay là điều nên biết, nhưng nếu bé không biết thì có được xem là bất bình thường?
Mặc dù không có cột mốc chính xác cho trẻ sơ sinh phải biết vỗ tay. Nhưng hầu hết trẻ em bắt đầu biết sử dụng tay lúc 6 tháng tuổi hoặc hơn một chút, ngay cả khi chúng không thể vỗ tay. Trong trường hợp bé nhà bạn không thể hiện bất kỳ chuyển động hay thậm chí bất kỳ sự quan tâm nào khi bạn vỗ tay, thì phụ huynh nên cẩn trọng. Vì bé có thể bị rối loạn phát triển và cần được bác sĩ nhi khoa kiểm tra sớm.
Đừng bao giờ vội vàng, áp lực và thúc ép bé. Hãy cùng con tận hưởng hành trình học những điểu mới lạ và đạt được mục tiêu. Như thế, một tinh thần thoải mái và năng lượng tích cực sẽ đến từ con và mẹ, loan toả đến cả gia đình.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!