Bố mẹ có biết cho trẻ nằm nôi như thế nào có thể ảnh hưởng đến nguy cơ Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh và các vấn đề liên quan giấc ngủ của trẻ, chẳng hạn như nghẹt thở. Đây là 6 điều cần biết để tạo môi trường ngủ an toàn cho bé trong nôi.
6 điều cần thiết để đảm bảo an toàn cho trẻ nằm nôi
- Dù ngủ trưa hay ngủ ban đêm, phải cho bé nằm ngửa
- Có thể cho em bé ngủ chung phòng, nhưng không nên chung giường: Em bé không nên ngủ trên giường với người lớn, trên ghế dài hoặc ngủ một mình trên ghế. Bé có thể có khu vực ngủ riêng trong cùng một phòng nơi bố mẹ ngủ.
- Cho bé ngủ trên bề mặt chắc chắn: Bé nên ngủ trên nệm, trong cũi an toàn. Nệm nên phủ tấm dra mỏng. Quây cũi vải để bé chơi cũng có thể dùng làm chỗ ngủ cho bé. Tuy nhiên, khi bé ngủ, bố mẹ cần dọn hết đồ chơi, gối, chăn ra khỏi quây. Đặt bé nằm ngửa trên mặt phẳng.
- Để những đồ vật mềm cách xa nôi của bé: Những vật mềm như đồ chơi, gối, đệm chèn nôi, tấm trải giường nên để xa khỏi khu vực ngủ của bé.
- Cho bé mặc nhiều hơn một lớp quần áo so với người lớ khi mặc đồ thoải mái nhất. Không nên cho bé đắp chăn. Túi ngủ một mảnh hay chăn liền người bé nên được dùng làm quần áo ngủ.
- Để phòng ở nhiệt độ thoải mái với người lớn.
Khi nào bố mẹ nên cho bé nằm nôi?
Ban đầu, khi mới sinh, bố mẹ có thể sẽ cho bé nằm nôi rung. Khi nào cho bé nằm nôi đứng lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Bé nặng bao nhiêu?
Nôi rung thường có giới hạn cân nặng. Có loại sẽ chỉ dành cho bé 4,5kg. Có loại thì dành cho bé khoảng 10kg.
Bố mẹ nên kiểm tra hướng dẫn sử dụng để tìm giới hạn cân nặng cho loại nôi rung đó. Nếu không thể tìm giới hạn, tốt nhất nên cho bé nằm nôi đứng khi bé đạt khoảng 7 – 8kg.
Bé nằm nôi rung có bị chật chội không?
Có thể bé chưa đạt đến giới hạn cân nặng của nôi rung, nhưng bé đã bị chật chội trông nôi. Lần tới khi bạn đặt bé vào nôi, hãy xem bé có bị co người lại không. Nếu đầu hoặc chân bé thường xuyên va vào cạnh nôi, hoặc bé thức dậy thường xuyên, có lẽ bạn cần cho bé một chiếc nôi đứng nhiều không gian hơn.
Bé có thể lăn qua hoặc ngồi lên không?
Bé có thể lăn hoặc ngồi lên trong cũi sẽ rất nguy hiểm. Nôi rung thường nông hơn nôi đứng. Do đó bé có thể lật mình ra khỏi giường. Sẽ nguy hiểm hơn nữa nếu nôi rung có những phần cạnh hạ xuống được, hoặc phần tách rời bé có thể bỏ vào miệng và bị nghẹt thở.
Đổi chỗ ngủ cho em bé từ nôi rung sang nôi đứng
Một số em bé không quan tâm ngủ ở đâu. Nhưng cũng có bé khó ngủ hơn, quấy khóc, không chịu nằm nôi. Đây là một số mẹo giúp bố mẹ tạo thói quen nằm nôi cho bé:
Cho bé chuyển đổi từ từ
Cho bé nằm ngủ trưa trong nôi một vài tuần đến khi quen. Sau đó, bé có thể nằm ngủ buổi tối trong nôi.
Tạo thói quen đi ngủ cho bé
Nếu mẹ chưa tạo dấu hiệu cho bé biết đến giờ đi ngủ (tắm, đọc sách,…) giờ là lúc mẹ nên thực hiện. Nếu bạn lặp lại những hoạt động này ngay trước khi ngủ mỗi đêm, bé sẽ biết rằng bé sẽ vào nôi để ngủ.
Ngủ cùng phòng nhưng khác giường
Đặt nôi ngủ của bé trong phòng có giường ngủ của bố mẹ có thể giúp bé cảm thấy an toàn hơn.
Chờ bé ngủ rồi mới rời đi
Nếu bé ngủ khác phòng, hãy để cho bé được thoải mái và ổn định khi vẫn còn bố mẹ trong phòng. Một chiến thuật cho bố mẹ: ngồi cạnh nôi của bé khi bé bắt đầu buồn ngủ. Những ngày sau đó bố mẹ có thể ngồi xa hơn một chút. Cuối cùng, ra khỏi phòng và để bé tự ngủ.
Tạo sự thoải mái cho bé khi nằm nôi
Khi bé dưới 12 tháng tuổi, bố mẹ không cần đặt đồ đạc (thú nhồi bông, chăn, gối) vào cũi. Thậm chí không nên đặt vật dụng nào vào vì có thể khiến bé bị Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Nhưng bạn có thể làm cho phòng thoải mái hơn bằng cách mở đèn ngủ nhẹ hoặc bật âm thanh ru ngủ du dương.
Cho trẻ nằm nôi được hiều chuyên gia khuyến khích để đảm bảo an toàn và giúp trẻ quen với việc tự ngủ. Bé có thể không quen khi mới được nằm nôi. Nhưng cuối cùng sự kiên trì luyện cho bé ngủ trong nôi sẽ tốt cho cả gia đình.
Theo parents
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!