Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài là trạng thái thông thường trong quá trình phát triển của trẻ nhưng vẫn khiến nhiều phụ huynh lo lắng vì đó có thể là sự bất ổn về hệ thống tiêu hóa gây khó chịu cho trẻ.
- Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài: Nguyên nhân và lời khuyên từ các chuyên gia
- Tại sao trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều?
- Trẻ đánh hơi nhiều có tốt không?
- Phải làm sao khi con có những biểu hiện trên? Có nên bơm hậu môn cho trẻ?
Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài: Nguyên nhân và lời khuyên từ các chuyên gia
Theo các chuyên gia khoa Nhi, trong 6 tuần đầu sau khi chào đời, trẻ sẽ đi ngoài khoảng 3 lần mỗi ngày, thậm chí một vài trẻ còn đi ngoài tới mức tối đa là 12 lần. Đến khi trẻ được 2 tháng tuổi, số lần đi ngoài của trẻ có thể là 1 lần/ ngày hay vài ngày một lần.
Tần suất này sẽ giảm dần theo sự phát triển và lớn lên của trẻ, có thể vài ngày mới đi ngoài một lần. Thông thường, trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên sẽ đi ngoài một lần mỗi ngày hoặc có thể nhiều hơn và cũng có bé chỉ xì hơi và chỉ đi ngoài vài ngày một lần. Một số trường hợp đặc biệt, trẻ có thể chỉ đi “nặng” 1 lần/tuần. Điều này là nhu cầu sinh lý hết sức bình thường tùy thuộc vào cơ thể mỗi bé nên bố mẹ không cần quá lo lắng.
- Chú ý các dấu hiệu trẻ bị táo bón (Ảnh: Unplash)
Trẻ sơ sinh 2 ngày không đi ngoài có phải là dấu hiệu bất bình thường?
Câu trả lời từ các bác sĩ nhi khoa để mẹ yên tâm là, đây là điều hoàn toàn bình thường với trẻ sơ sinh. Nếu bé không đi ngoài 2 ngày hay thậm chí 3-4 ngày nhưng nếu có các đặc điểm như:
- Con vẫn ăn ngủ vui vẻ.
- Không quấy khóc mè nheo.
- Bụng bé không căng cứng.
Khi đi ngoài, phân trẻ mềm, có màu vàng hoặc nâu bình thường. Đây là các tín hiệu tốt cho thấy hệ tiêu hóa và bài tiết hoàn toàn ổn và con không hề bị táo bón dù cho đang gặp tình trạng trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày.
Tại sao trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều?
Ăn vào thì phải thải ra, dù bằng cách này hay cách khác. Lý do chính khiến trẻ xì hơi có thể là do con bị dồn nén các luồng khí trong bụng. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ thực phẩm hàng ngày của mẹ hoặc từ chính bé cũng có thể gây ra tình trạng trên.
Có thể kể đến một số nguyên nhân khiến bé sơ sinh xì hơi nhiều là do thức ăn mẹ ăn vào khiến con bị đầy hơi khi bú. Mẹ cho bé bắt đầu ăn thức ăn dặm sớm hơn 6 tháng hoặc thậm chí là cho bé uống nước ép từ tháng thứ 4-5.
Để hiểu rõ về tình trạng bé hay xì hơi, mẹ cần nắm vững những điều này về cơ thể trẻ sơ sinh..
Con đang gặp phải tình trạng mất cân bằng vi khuẩn trong cơ thể
Nghe có vẻ khá hàn lâm, nhưng ruột của trẻ từ khi sinh ra hoàn toàn sạch sẽ, không có men vi sinh. Các vi khuẩn có lợi cho cơ thể sẽ xử lý các chất dinh dưỡng trong thực phẩm và bổ sung các enzim tiêu hóa.
Do vậy, trẻ sơ sinh phải mất vài tháng để tiêu hóa sữa mẹ cho đúng cách. Và đương nhiên, khi mà ngày nào cũng liên tục được bú mớm, trẻ sẽ bị đầy hơi và liên tục ợ và xì hơi để cân bằng lại cơ thể.
Tư thế mẹ cho con bú chưa đúng
Điều quan trọng nhất về tư thế cho con bú chính là làm sao để bé ngậm trọn được cả quầng vú mẹ. Vì sao lại như vậy?
Khi trẻ bú, hành động vô thức này sẽ mút sữa từ bầu ngực của mẹ. Nếu miệng trẻ không được lấp đầy bởi núm vú, không khí sẽ theo đó vào trong khiến trẻ sơ sinh bị chướng bụng không đi ngoài được. Do vậy, tưởng cho con bú là dễ nhưng thực ra, cho con bú đúng cách không hề dễ dàng!
Gợi ý của các bác sỹ là chuyển đổi giữa hai bầu vú khi bé đang ăn để bé thoải mái lựa chọn tư thế thích hợp nhất. Hãy thử tư thế cho bé ăn kiểu thẳng đứng, Bạn sẽ cảm nhận được trẻ xì hơi liên tục.
- Nên chuyển đổi giữa hai bầu vú khi bé đang ăn để bé thoải mái lựa chọn tư thế thích hợp nhất
Do thức ăn của mẹ ảnh hưởng đến chất lượng sữa của con và cách bú bình
Khi cho bé bú, tất cả các chất dinh dưỡng của mẹ sẽ truyền sang cho bé. Do vậy, nếu mẹ ăn các loại thực phẩm, uống các loại đồ uống có ga thì tình trạng đầy hơi hoàn toàn có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ.
Bên cạnh đó, bú bình cũng khiến con bạn đầy hơi khi bé mút nhiều không khí vào bụng.
Bé khóc liên tục
Rời xa tử cung của mẹ, bé đối diện với những thử thách đầu đời. Tất cả những khó khăn, thách thức khiến trẻ khó chịu và điều duy nhất bé có thể làm là khóc.
Khóc quá nhiều khiến cho không khí liên tục vào miệng, vào bụng trẻ. Một lẽ dĩ nhiên, trẻ xì hơi để giảm những lượng không khí dư thừa này.
Không thể tiêu hóa được Lactose (đường sữa)
Với trẻ nhỏ việc bổ sung một lượng lớn lactose vào cơ thể con khiến cho nó di chuyển đến ruột già, lên men và tạo thành khí. Vì vậy, nếu bạn để ý, con sẽ cáu kỉnh hoặc bực bội khi không hấp thụ được Lactose và trẻ sẽ xì hơi liên tục sau đó.
Trào ngược dạ dày cũng có thể khiến trẻ sơ sinh xì hơi nhiều
Trào ngược dạ dày thường gặp ở trẻ sơ sinh những tháng đầu đời. Khi ăn sữa xong, nhiều ông bố, bà mẹ không kịp dựng con dậy và vuốt lưng để con ợ dẫn đến bé bị đầy và trào ngược dẫn đến trớ.
Giống như người lớn mỗi khi nôn vậy, trẻ em sau khi trớ thường rất mệt và hay quấy khóc.
Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều có tốt không?
Nếu thấy trẻ xì hơi, bạn nên mừng vì ít ra con bạn vẫn đang có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Thậm chí, nếu khi xì hơi, bé khóc một chút, dịu mắt hoặc làm mặt rặn ị, điều đấy vẫn bình thường. Nhưng nếu con bạn khó chịu, quấy khóc liên tục khi xì hơi thì rất có thể con đang bị đầy bụng.
Các chuyên gia trẻ em khuyên cha mẹ cần quan sát và theo dõi kĩ càng các biểu hiệu sau ở con:
- Bụng chướng
- Xì hơi liên tục nhiều lần liền
- Đánh rắm to quá mức
- Khóc ngặt nghẽo
- Đau bụng
- Cứng bụng
- Trẻ bị táo bón
- Nếu trẻ khó chịu, quấy khóc liên tục khi xì hơi thì rất có thể con đang bị đầy bụng (Ảnh: Unplash)
Trẻ bị khó đi ngoài có nên bơm hậu môn cho trẻ?
Bố mẹ nên thực hiện những động tác đơn giản sau để hổ trợ trẻ đi ngoài mà không gây tác hại:
- Đặt em bé nằm sấp, vỗ nhẹ lưng, xoa nhẹ để đẩy khí ra khỏi cơ thể
- Xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ
- Xoay chân con nhẹ nhàng như đang đạp xe
- Cho con uống một ít nước để giảm bớt khí trong bụng
Khi trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều nhưng không đi ngoài, nếu đã làm tất cả những điều trên mà bé vẫn không đỡ, hãy đưa con đến gặp bác sỹ ngay nhé.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!