Phát triển kỹ năng vận động của trẻ sơ sinh vì sao lại quan trọng như vậy? Và mẹ cần làm gì để trẻ có được những kỹ năng này?
Chúng ta chứng kiến con khôn lớn từng ngày, nhưng liệu sự phát triển bên trong của bé có giống như những gì mẹ nhìn thấy bên ngoài? Não bộ của bé đang phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc và lúc này bé rất cần dinh dưỡng cũng như các tác động kịp thời để não bộ phát triển tối ưu.
Các bậc phụ huynh thường tập trung vào dinh dưỡng và giao tiếp như là 2 yếu tố chính để giúp con mình phát triển nhận thức, và họ thường bỏ qua vai trò của vận động trong sự phát triển não bộ của trẻ.
Kỹ năng vận động của trẻ sơ sinh đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển não bộ
Kỹ năng vận động của trẻ sơ sinh phản ánh khả năng của trẻ
Các nghiên cứu gần đây cho thấy vai trò quan trọng của vận động thể chất đối với sự phát triển não bộ. Để đảm bảo trẻ có thể phát triển một cách tối đa, cha mẹ nên khuyến khích trẻ vận động ngay từ đầu, giai đoạn này được mô tả là “cánh cửa cơ hội”, khoảng thời gian mà những trải nghiệm tích cực có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ.
Vận động và trải nghiệm cảm giác giúp kích thích não bộ, giúp não tăng cường liên kết các khớp thần kinh (kết nối giữa các tế bào thần kinh) từ đó hỗ trợ não hoàn thiện cấu trúc của nó. (Greenough & Black, 1992; Shatz, 1992).
Não bộ tạo ra vô vàn các liên kết tế bào não từ khi trẻ còn trong bào thai tới năm 3 tuổi và sau đó thu hẹp khi trẻ lớn lên. Nếu trẻ không được khuyến khích vận động ở giai đoạn vàng này thì não của trẻ có thể không phát huy tối đa tiềm năng. Các chức năng cụ thể như cảm xúc, ngôn ngữ, thị giác hoặc kiểm soát vận động sẽ không đạt được sự phát triển tốt nhất.
Do đó, vận động là tối quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ trong những năm đầu đời. Vận động giúp trẻ phát triển không chỉ về mặt thể chất mà cả về cảm xúc và kỹ năng xã hội. Vì vậy, hãy để bé dược tự do bò, lăn, nhảy và trượt!
Ngoài ra, chuyển động cũng cho phép trẻ khám phá môi trường xung quanh và có được kinh nghiệm cũng như kiến thức về thế giới xung quanh.
Phát triển kỹ năng vận động của trẻ sơ sinh sẽ giúp con:
- Phát triển kỹ năng xã hội và vận động tốt hơn
- Tự tin hơn khi ở trường
- Phát triển cơ bắp, xương và khớp nhanh hơn
- Giảm nguy cơ trầm cảm và lo lắng
- Tăng năng lực học tập
Trẻ được vận động có ít nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe mãn tính hơn.
Phát triển kỹ năng vận động của trẻ sơ sinh giúp con khỏe mạnh hơn
Phát triển kỹ năng vận động của trẻ sơ sinh như thế nào?
Điều quan trọng cần nhớ là các hoạt động vận động phát huy tác dụng lên toàn bộ cơ thể trẻ, không chỉ đơn giản tập trung ở cánh tay, chân và phổi.
Để giúp cha mẹ hiểu và tập trung vào kiểu vận động cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ, Hiệp hội Giáo dục Thể chất và Thể thao Quốc gia Hoa Kỳ (NASPE) đã đưa ra một số hướng dẫn nhất định. Những hướng dẫn này liệt kê ra các hoạt động vận động phù hợp mà trẻ từ độ tuổi sơ sinh đến 3 tuổi nên tham gia hàng ngày.
Trẻ sơ sinh (Từ khi sinh ra tới 12 tháng tuổi)
- Trẻ sơ sinh nên được tương tác với cha mẹ và người thân trong các hoạt động thể chất hàng ngày để thúc đẩy việc khám phá môi trường xung quanh.
- Cha mẹ nên tạo “bối cảnh” an toàn để bé có thể thoải mái vận động thể chất và không bị hạn chế di chuyển trong suốt quá trình.
- Cha mẹ nên nghiên cứu và áp dụng các loại hình vận động giúp thúc đẩy sự phát triển kỹ năng vận động cho bé.
- Trẻ sơ sinh nên có một môi trường đáp ứng tối thiểu các tiêu chuẩn an toàn để thực hiện các hoạt động thúc đẩy sự phát triển cơ bắp.
- Cha mẹ, người lớn nên nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thể chất và tạo điều kiện thuận lợi cho các kỹ năng vận động của trẻ sơ sinh.
Mẹ nên làm gì?
- Chuẩn bị các dụng cụ nhiều màu sắc và có thể di chuyển trên giường hoặc cũi để bé có thể tiếp cận, cầm nắm hoặc đá bằng chân.
- Khuyến khích trẻ chơi trò chơi lấy đồ vật trong khoảng cách bé có thể tiếp cận.
- Khuyến khích trẻ chơi các trò chơi với các khối hình lớn, xếp đồ chơi, lồng cốc, bóng bằng vải và các đồ chơi có thể tạo ra âm thanh.
- Mẹ có thể khuyến khích bé di chuyển tự do bằng cách cho bé mặc trang phục, giày dép thoải mái.
Giai đoạn biết đi (12-36 tháng)
Kỹ năng vận động của trẻ sơ sinh nên hình thành theo từng giai đoạn
- Trẻ ở giai đoạn này nên được hoạt động thể chất có cấu trúc (hoạt động được lên kế hoạch và hướng dẫn bởi người lớn) ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Thời gian hoạt động thể chất không có cấu trúc nên ít nhất là 60 phút và tối đa vài giờ mỗi ngày, mỗi lần tối thiểu 60 phút trừ khi ngủ.
- Trẻ nên được tham gia vào hoạt động xây dựng các khối với các nhiệm vụ di chuyển phức tạp hơn.
- Cha mẹ nên tạo môi trường vận động cho trẻ cả trong nhà và ngoài trời đáp ứng tối thiểu các tiêu chuẩn an toàn để bé thực hiện các hoạt động thúc đẩy sự phát triển cơ bắp.
- Cha mẹ, người lớn nên nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thể chất và tạo điều kiện thuận lợi cho các kỹ năng vận động của trẻ.
Mẹ có thể làm gì?
Giới thiệu các kỹ năng vận động thô cơ bản thông qua các hoạt động như: tô màu, bắt, đá, v.v.
Khuyến khích trẻ chơi với các thao tác, chẳng hạn như xây dựng hình khối, vòng tròn và câu đố lớn.
Cho trẻ cơ hội để phát triển các kỹ năng vận động tinh bằng cách khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động đòi hỏi các động tác khó hơn.
Đảm bảo rằng trẻ được mặc quần áo, giày dép vừa vặn và thoải mái để có thể di chuyển dễ dàng.
Khuyến khích vận động tự do
Hãy nhớ rằng vận động là một trong những khía cạnh cơ bản nhất của cuộc sống con trẻ. Cha mẹ hãy để bé vận động một cách tự do để bé được trải nghiệm một cách thoải mái, từ đó khuyến khích niềm yêu thích vận động trong trẻ.
Theo: The Asianparent
Xem thêm các bài viết khác:
30 mốc phát triển kĩ năng ngôn ngữ giao tiếp bé 2 tuổi cần đạt được theo hướng dẫn của Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ
Trẻ 2 tháng tuổi – Mẹ sẽ bất ngờ về những kỹ năng mới của con!
KỸ NĂNG XÃ HỘI của trẻ quan trọng hơn điểm A ở trường
Góc bình yên cho con; Xây dựng kỹ năng bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!