Trẻ 2 tháng tuổi phát triển rất nhanh và có nhiều thay đổi rõ rệt. Vào giai đoan này con đã không còn chỉ ăn và ngủ con đã biết cười, biết đưa tay vào miệng, cựa quậy nhiều hơn khi nghe ai đó nói chuyện với con. Nếu mẹ tìm hiểu, biết thêm được những thay đổi về cơ thể thì sẽ có cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi phù hợp hơn:
- Các giác quan của bé 2 tháng tuổi
- Trẻ 2 tháng tuổi biết làm gì?
- Những thay đổi khác ở bé 2 tháng tuổi
- Thúc đẩy sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi
Các giác quan của bé 2 tháng tuổi
Trẻ 2 tháng tuổi
Thị giác
Bé 2 tháng tuổi có thể phân biệt được màu sắc. Bé yêu sẽ vẫn thích những đồ vật có màu sắc sặc sỡ và hình dáng rõ ràng, nhưng bây giờ con có thể nhìn thấy được ở khoảng cách 60cm. Hãy cho con chơi với nhưng đồ vật màu sách tươi sáng để kích thích thị giác của bé.
Mẹ có thể quan tâm:
Trẻ 2 tháng tuổi – Mẹ có biết con sẽ có nhu cầu nói chuyện nhiều hơn?
Mẹ có biết trẻ 2 tháng tuổi có thể 2 tuần không đi ngoài?
Thính giác
Khi bé được 2 tháng tuổi, thính giác của con trở nên nhạy cảm hơn và con đã có thể phân biệt được tiếng nói mà con thường xuyên được nghe.
Hãy thường xuyên nói chuyện (hoặc hát) với bé yêu để làm cho con quen với giọng nói của mẹ. Đây cũng là cách để trấn an và xoa dịu con khi con khóc.
Trẻ 2 tháng tuổi biết làm gì?
Nếu bạn đang thắc mắc trẻ 2 tháng tuổi biết làm gì thì sau đây chính là câu trả lời:
Trẻ 2 tháng tuổi
Đá chân và vẫy tay
Chuyển động của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đang trở nên ít ngẫu nhiên và có tính phối hợp hơn một chút. Con bắt đầu thích đá chân khi nằm xuống, đó là bài tập thể dục tuyệt vời giúp đôi chân con trở nên cứng cáp hơn. Con cũng có thể sẽ vẫy bàn tay còn đang nắm của mình trong sự phấn khích.
Lật ngửa người
Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi có thể có đủ sức để giữ đầu mình ngẩng một lát khi ở trên bụng hoặc trên vai của người lớn. Mẹ sẽ thấy con đang lật người nhiều hơn, mặc dù lúc này bé chưa thể lật ngửa người hoàn toàn. Hãy để ý con mỗi khi con muốn lật người mẹ nhé!
Phản xạ nắm bắt
Bé 2 tháng tuổi biết làm gì bằng tay? Bé yêu khi sinh ra đã có phản xạ nắm bắt, nhưng con vẫn chưa biết cách chủ động mở lòng bàn tay – đó là lý do tại sao các bà mẹ có tóc dài nhận được lời khuyên hãy chuẩn bị tâm lý trước một số khoảnh khắc sẽ bị con làm đau. Mẹ có thể nhận thấy con không còn lúc nào cũng nắm chặt tay và giờ đây con còn cố gắng vẫy tay nữa.
Trẻ 2 tháng
Những thay đổi khác ở bé 2 tháng tuổi
Về cân nặng
Bước qua tháng thứ 2 con đã có thêm 1 tháng tuổi vì vậy con sẽ phát triển vượt bậc hơn về nhiều mặt. Cân nặng bé 2 tháng thường tăng trong khoảng 150 – 200 gram mỗi tuần. Tuy nhiên, mẹ khoan vội lo lắng nếu con không đạt mức này hay cân nặng của con tăng nhiều trong một tuần nhưng không tăng hoặc giảm trong tuần kế tiếp. Vì còn nhiều yếu tố khác cần xem xét để phán đoán sự phát triển của con: chiều dài, chu vi đầu, giấc ngủ…
Chảy nước dãi
Con vẫn chưa được mọc răng, nhưng mẹ có thể thấy rằng bé yêu đã bắt đầu chảy dãi nhiều hơn khi tuyến nước bọt của con phát triển. Thực ra, trong nước dãi của bé có chứa rất nhiều enzyme diệt khuẩn, vì vậy mẹ cũng đừng quá lo ngại khi có nước dãi trên đồ chơi của con hoặc các bề mặt khác mà con tiếp xúc.
Mẹ có thể quan tâm:
Trẻ 2 tháng bị nghẹt mũi: Làm thế nào để phòng ngừa?
Sự phát triển và cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đúng chuẩn
Ngủ
Mẹ sẽ thấy rằng bé bắt đầu có giấc ngủ dài hơn (kéo dài tới 5 hoặc 6 giờ) nhưng khoảng thời gian này, bé vẫn thường thức dậy vào lúc nửa đêm.
Đọc sách cho bé
Bé có thể không hiểu bạn nói gì, nhưng việc đọc sách cho bé có thể giúp làm dịu con, đồng thời giúp con làm quen với giọng nói của mẹ. Hãy thử thay đổi ngữ điệu giọng nói của bạn lôi kéo nhiều sự chú ý của con hơn.
Tiêm chủng lần đầu
Khi bé được 2 tháng tuổi, bé sẽ cần được tiêm chủng đợt đầu tiên giúp con chống lại một loạt các bệnh bao gồm:
- Uống vắc xin chống bại liệt lần 1
- DTaP / IPV / Hib – Chống lại bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và cúm haemophilus
- Vắc xin kết hợp phế cầu khuẩn (PCV) – Bảo vệ chống nhiễm trùng phế cầu khuẩn bao gồm viêm phổi, viêm màng não và viêm phế quản
- Vắc xin phòng tiêu chảy do Rota virus
Kiểm tra sau sinh 6 tuần cho trẻ sơ sinh tháng thứ 2
Vào khoảng 6 tuần, cả mẹ và bé sẽ cần được khám sức khỏe sau sinh. Điều này là để đảm bảo bé yêu đang phát triển tốt và khỏe mạnh. Trong cuộc kiểm tra này, các y tá sẽ cân và đo chiều dài cho bé, kiểm tra sự phát triển của hông, tim, bộ phận sinh dục và mắt. Các bác sỹ cũng sẽ hỏi mẹ về việc ăn uống của con.
Thúc đẩy sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi
Trẻ 2 tháng tuổi
Khi trò chuyện với con, hãy ngừng lại một chút để cho con phản ứng với những gì mẹ vừa nói bằng một ánh mắt hoặc tiếng ê a. Nghiên cứu cho thấy điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng nói sớm hơn.
Đây là thời điểm tuyệt vời để tăng cường các trò chơi vận động cho con – con sẽ cố gắng nắm bắt những đồ chơi được treo nhằm đẩy nhanh sự phát triển của bé 2 tháng tuổi, nhưng không nên để con chơi trò này quá 10 phút và cũng đừng quá kiên trì nếu con không muốn chơi. Hãy thử lại trò chơi này trong vòng một hoặc hai tuần sau.
Rất nhiều bà mẹ cảm thấy xấu hổ khi nói chuyện với bé và không biết phải nói gì. Chuyên gia chăm sóc trẻ sơ sinh – Tiến sĩ Miriam Stoppard đã gợi ý một cách để bắt đầu là bình luận về tất cả những gì bạn đang làm. Ví dụ như: “Nào, chúng ta sẽ mặc áo nhé! Hãy cùng đi dạo nào. Được rồi, đặt con vào xe đẩy và chúng ta cùng đi nhé! “ Tôi nghĩ bé nên được nghe nhiều từ ngữ trong khoảng thời gian chúng thức. Trẻ có phản xạ học ngôn ngữ, phản xạ này có từ lúc mới sinh”
Trò chơi dành cho trẻ 2 tháng tuổi
Thử bật các loại nhạc khác nhau và quan sát cách bé đạp chân và lắng nghe với sự tập trung cao độ. Nếu bật một giai điệu êm ái, mẹ sẽ thấy con thư giãn một cách rõ ràng (một số nghiên cứu cho thấy loại nhạc này thậm chí có thể ru bé ngủ)
Trên đây là những thông tin về sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi. Có một lưu ý nhỏ dành cho các mẹ: tất cả các em bé đều khác nhau và mặc dù chúng ta có thể khuyến khích con, con vẫn sẽ phát triển các kỹ năng theo nhịp độ riêng của mình.
Dịch từ trang www.bounty.com
Theo: https://vn.theasianparent.com
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!