Bầu tháng đầu nên ăn gì là điều mà các mẹ lần đầu mang thai rất quan tâm. Một số thực phẩm bạn nên dùng trong khẩu phần ăn hàng ngày là: các loại thịt, trứng, cá hồi, sữa chua, các loại rau xanh,… để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và sự an toàn cho thai nhi. Ngoài ra, bạn tuyệt đối không được sử dụng đồ uống có cồn, thực phẩm đóng hộp, đu đủ sống, phô mai,… vì chúng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
Bạn nên đọc bài viết này để biết:
- Bầu tháng đầu nên ăn gì?
- Những loại thực phẩm mẹ không nên ăn trong tháng đầu thai kỳ
Bầu tháng đầu nên ăn gì?
Với những người lần đầu mang thai, tháng đầu nên ăn gì là vấn đề khá nan giải. Trong tháng đầu tiên, chế độ ăn cần đảm bảo an toàn và đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ khỏe, thai nhi phát triển tốt. Dưới đây là một số thực phẩm bạn nên bổ sung trong khẩu phần ăn khi mang thai tháng đầu:
Bạn có thể chưa biết:
Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu để con thông minh?
3 tháng đầu nên ăn gì để vào con mà không vào mẹ?
- Thịt: là nguồn cung cấp protein dồi dào cho mẹ bầu. Hơn nữa, các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn còn chứa nhiều vi sắt, kẽm và nhiều loại vitamin có lợi khác. Bổ sung thịt trong khẩu phần ăn hàng ngày giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cho cả mẹ và con. Ngoài ra, bạn nên dùng thêm các loại thịt gia cầm vì hàm lượng các chất như: canxi, vitamin A, D, E và vitamin nhóm B, phốt pho cao hơn thịt đỏ. Để kích thích khẩu vị và tránh cảm giác chán ăn, mẹ nên dùng thay phiên các loại thịt trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Trứng: là thực phẩm được dùng nhiều trong đời sống hàng ngày. Lòng đỏ trứng gà chứa nhiều vitamin D, protein giúp hệ xương của thai nhi phát triển tốt. Vì vậy, trong tháng đầu tiên, mẹ bầu nên dùng từ 3 đến 4 quả trứng mỗi tuần.
- Cá hồi: giàu canxi, axit béo omega-3 và vitamin D. Đây là thực phẩm cần thiết cho sự phát triển tế bào thần kinh và não bộ của thai nhi.
Cá hồi chứa canxi, axit béo omega-3, vitamin D giúp tế bào thần kinh và não bộ của thai nhi phát triển
- Sữa chua: là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu vì chứa nhiều lợi khuẩn. Do đó, tình trạng táo bón trong tháng đầu mang thai được giảm đi đáng kể.
- Các loại rau xanh lá: là nhóm thực phẩm mà mẹ cần bổ sung trong thai kỳ, đặc biệt là tháng đầu mang thai. Trong các loại rau xanh lá chứa nhiều axit folic, vitamin và khoáng chất, giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón cho mẹ và dị tật ống thần kinh bẩm sinh ở thai nhi.
- Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như: cam, quýt, bưởi nên được bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày, đặc biệt trong tháng đầu mang thai. Vitamin C giúp chất sắt trong cơ thể được hấp thu hiệu quả và tăng cường sức đề kháng cho mẹ.
- Măng tây: là thực phẩm chứa axit folic rất cao. Chất này có vai trò quan trọng, giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng, bao gồm tật chẻ đôi đốt sống ở thai nhi.
- Chuối: Bầu tháng đầu nên ăn gì? Câu trả lời chính là chuối. Đây là loại trái cây chứa nhiều khoáng chất cần thiết và sắt cho mẹ bầu. Do đó, bạn nên ăn chuối vào buổi sáng để hấp thu chất sắt hiệu quả, phòng ngừa tình trạng thiếu máu cho thai phụ trong tháng đầu tiên. Hơn nữa, chuối cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng táo bón thai kỳ.
- Nho: chứa nhiều sắt, canxi, đường, vitamin và các vi chất có lợi khác. Loại trái cây này giúp tăng cường sức khỏe, phù hợp với những người thường xuyên cảm thấy mệt mỏi như mẹ bầu trong tháng đầu tiên.
Nho chứa sắt, đường canxi,… giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu
Bạn có thể chưa biết:
Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn quả gì để đảm bảo an toàn cho con yêu?
Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu nên ăn hoa quả gì để thai nhi phát triển tốt?
Những loại thực phẩm mẹ mới mang thai nên tránh ăn
- Phô mai: là thực phẩm được chế biến trực tiếp từ sữa tươi không tiệt trùng. Vì vậy, nó chứa nhiều loại vi khuẩn gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu.
- Đu đủ sống: Khi chưa chín, đu đủ sống chứa hoạt chất kích thích co bóp tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai. Trong thời gian mang thai, thai phụ không nên dùng các món được chế biến từ đu đủ sống để mẹ và con được an toàn.
- Dứa: Giống như đu đủ sống, trong dứa chứa bromelain, hoạt chất có công dụng làm cổ tử cung mềm và tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.
- Các thực phẩm đóng hộp: có hàm lượng các chất phụ gia, chất bảo quản cao. Những chất này không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ bầu mà còn đến sự phát triển của em bé trong bụng.
- Các thực phẩm tươi sống, chưa được nấu kỹ: Mẹ cần tránh ăn các món được chế biến từ cá sống, thịt tái. Vì lượng vị khuẩn bên trong các thực phẩm này nhiều, làm hệ tiêu hóa của mẹ bầu bị rối loạn.
- Đồ uống chứa cồn: Nghiên cứu đã chứng minh các loại đồ uống có cồn như: rượu, bia,… có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Do đó, mẹ tuyệt đối không được sử dụng đồ uống có cồn để bảo vệ sức khỏe cho em bé trong bụng.
Thực phẩm đóng hộp chứa các chất phụ gia, chất bảo quản, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi
Tháng đầu mang thai là giai đoạn khó khăn và vất vả cho mẹ bầu. Sự thay đổi của nội tiết tố khiến cơ thể mệt mỏi và tâm trạng buồn vui thất thường. Do đó, bên cạnh chế độ ăn uống đủ dưỡng chất, thai phụ cần nghỉ ngơi nhiều và tập thể dục thường xuyên để mẹ và con đều khỏe mạnh trong thai kỳ.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!