X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Bật mí mẹo xoa dịu tình trạng bà bầu bị ợ nóng

Mất 9 phút để đọc
Bật mí mẹo xoa dịu tình trạng bà bầu bị ợ nóng

Bà bầu bị ợ nóng là cảm giác bạn nóng rát khó chịu từ cổ họng đến bao tử và đến ruột trong suốt giai đoạn mang thai. Bạn không đơn độc đâu! Hơn một nửa mẹ bầu bị ợ nóng và đều tìm được nhiều cách đơn giản để khắc phục.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ợ nóng

Ợ nóng là tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Hiện tượng này gây cảm giác khó chịu và nóng rát ở vùng xương ức, ngực. Ợ nóng thường xuất phát từ cơ trơn thực quản, sau đó lan dần lên vùng cổ họng và sau mang tai.

Người bị ợ nóng có thể bị đau khi nằm, cong người. Đối với nhiều phụ nữ, chứng ợ nóng là một trong những triệu chứng sớm nhất của thai kỳ. Mẹ bầu bị ợ nóng thường vào khoảng tháng thứ hai thai kỳ.

bau-bi-o-nongVào đầu thai kỳ, cơ thể bạn sản xuất một lượng lớn hormone progesterone và relaxin. Lượng hormone này có khuynh hướng làm giãn các mô cơ trơn khắp cơ thể, cả những mô trong đường tiêu hoá.

Thức ăn di chuyển chậm hơn trong cơ thể, khiến bạn khó tiêu. Cảm giác đầy hơi sẽ dẫn đến việc bà bầu bị ợ nóng. Điều này có thể gây khó chịu bạn nhưng lại tốt cho thai nhi. Quá trình tiêu hoá bị chậm lại cho phép các chất dinh dưỡng hấp thụ tốt hơn vào máu của bạn và truyền cho em bé thông qua nhau thai.

Chứng ợ nóng xảy ra khi vòng cơ ngăn cách thực quản với dạ dày giãn ra khiến thức ăn và dịch tiêu hoá trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Các axit dạ dày này gây kích ứng niêm mạc thực quản. Từ đó, gây ra cảm giác nóng rát ngay vùng xương ức và ngực.

Làm thế nào để điều trị chứng ợ nóng khi mang thai?

Có rất nhiều cách để kiểm soát và điều trị chứng ợ nóng. Nếu có thời gian, bạn có thể thử các phương án dưới đây để chọn ra phương án hiệu quả nhất.

Nhai kẹo cao su

Khoảng 30 phút sau bữa ăn, nhai kẹo cao su sẽ tăng tiết nước bọt, trung hoà axit dư thừa trong thực quản. Nếu bạn lo lắng về các chất tạo ngọt nhân tạo, hãy lựa chọn kẹo cao su không đường. Hoặc nếu cảm thấy kẹo cao su hương bạc hà làm trầm trọng thêm chứng ợ nóng, hãy lựa chọn loại không có bạc hà.

Ăn thêm hạnh nhân

Hãy ăn thêm một vài hạt hạnh nhân sau bữa ăn. Loại hạt này giúp trung hoà dịch vị trong dạ dày. Hạnh nhân có thể làm giảm hoặc thâm chí ngăn ngừa chứng ợ nóng.

Uống sữa

Bạn có thể làm dịu chứng ợ nóng bằng một ly sữa sau mỗi bữa ăn hoặc ngay sau khi chứng ợ nóng xảy ra. Sữa cũng tăng cường canxi cho cơ thể. Một số mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn khi dùng sữa ấm pha với một thìa mật ong.

Ăn đu đủ chín

Đu đủ tươi, sấy khô hoặc sấy lạnh có thể giúp giảm chứng ợ nóng. Ngoài ra, đu đủ chín còn cung cấp thêm vitamin A và C.

Một số câu hỏi về tình trạng mẹ bầu bị ợ nóng

Có thể dùng thuốc gì khi bà bầu bị ợ nóng?

Bạn có thể lựa chọn các sản phẩm kẹo nhai hãng Tums và Rolaids để mang theo bên mình. Không chỉ hạn chế sự nóng rát, kẹo cao su cung cấp lượng canxi lành mạnh và làm dịu cơn khó chịu. Maalox và Mylanta cũng thường được mẹ bầu lựa chọn. Hãy nhớ tham khảo bác sĩ để biết liều lượng sử dụng thích hợp mẹ nhé!

bau-bi-o-nong

Bạn nên tránh sử dụng các loại thuốc trị chứng ợ nóng khác khi mang thai. Trừ khi, đó là thuốc do bác sĩ kê đơn. Tuy nhiên, nếu chứng ợ nóng kéo dài, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng thêm các loại thuốc không kê đơn để kiểm soát việc sản xuất axit. Ví dụ như thuốc ức chế bơm proton (PPIs) hoặc thuốc kháng histamin H2. Những loại thuốc này thường ăn toàn trong thời kỳ mang thai mà không phản ứng với các thuốc kháng axit.

Chứng ợ nóng khi mang thai khi nào  sẽ chấm dứt?

Thật không may, chứng ợ nóng là một triệu chứng bạn có thể gặp phải trong suốt thai kỳ nếu bạn mắc phải nó. Trên thực tế, ngay cả khi bạn đã sớm hết chứng khó tiêu trong thai kỳ, bạn vẫn có khả năng cao sẽ gặp một cơn đột biến. Cơn đột biến này thường bắt đầu vào khoảng tam cá nguyệt thứ 2 hoặc 3. Lúc này tử cung chiếm lấy khoang bụng và ép dạ dày của bạn lên trên. May mắn thay, chứng ợ nóng sẽ hết ngay sau khi bạn sinh con.

Mang thai và GERD

Nếu bạn bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) trước khi mang thai, hẳn bạn đã quen với chứng ợ nóng. Vì thế, bạn cần điều trị chứng này trong thai kỳ. Bạn nên trao đổi với bác sĩ để xem những loại thuốc nào mình có thể uống.

Nếu chứng ợ nóng mới xuất hiện kể từ khi mang thai và xảy ra hơn 2 lần/tuần hoặc không thấy thuyên giảm sau khi dùng thuốc không kê đơn trong hơn 2 tuần, hãy gặp bác sĩ. Bạn có thể bị GERD. Do đó, bạn cần thay đổi lối sống và dùng thuốc cụ thể theo lời khuyên của bác sĩ.

Ợ nóng khi mang thai có nghĩa là con tôi sinh ra sẽ có tóc?

Bạn cảm thấy tình trạng nóng rát nặng? Bạn có thể sẽ cần chuẩn bị dầu gội đầu dành cho trẻ em đấy. Khoa học cũng đã chứng minh rằng, bạn càng bị ợ chua trong thai kỳ, khả năng con bạn sinh ra sẽ có nhiều tóc càng cao. Nghe có vẻ khó tin nhưng hormone gây ra chứng ợ nóng cũng chính là hormone khiến tóc thai nhi mọc lên.

bau-bi-o-nong

Có thể ngăn ngừa chứng ợ nóng khi mang thai không?

Bạn không có cách nào ngăn chặn được việc ợ nóng khi mang thai. Tuy nhiên, chứng khó tiêu khi mang thai cũng không có gì đáng lo ngại. Trong thời gian mang thai, để phòng ngừa và làm dịu chứng ợ nóng, bạn có thể thử:

Tránh các thức ăn gây kích thích

Nếu có loại thực phẩm gây nóng rát hoặc các vấn đề về dạ dày khác, bạn cần loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn. Một số loại thực phẩm gây ra chứng ợ nóng là thức ăn nhiều gia vị hoặc cay, thức ăn chiên hoặc béo, thịt chế biến sẵn, socola, cafein, đồ uống có ga, bạc hà và cam quýt.

Không uống và ăn cùng một lúc

Quá nhiều chất lỏng trộn với quá nhiều đồ ăn sẽ làm căng dạ dày. Từ đó, chúng sẽ làm trầm trọng thêm chứng ợ nóng. Mẹ bầu nên uống các thức uống giữa những bữa ăn.

Dùng bữa tối sớm

Dù ăn ở nhà hay ở ngoài, bữa ăn chính cuối cùng bạn nên ăn trước khi đi ngủ ít nhất hai tiếng. Mục đích là để dạ dày của bạn có thể bắt đầu tiêu hoá trước khi bạn nghỉ ngơi qua đêm. Bạn có thể ăn nhẹ trước khi đi ngủ. Lưu ý bạn nên chọn thức ăn dễ tiêu cho bữa nhẹ này.

Tránh ăn quá no

Bạn có thể chia ba bữa chính trong ngày thành sáu bữa ăn nhỏ. Đây là giải pháp cho nhiều triệu chứng khi mang thai, từ ợ nóng đến đầy bụng đến tụt năng lượng.

Nhai chậm

Nhai là bước đầu tiên của quá trình tiêu hóa. Bạn càng nhai nhiều, dạ dày của bạn càng phải làm ít công việc hơn. Khi ăn quá nhanh, bạn thường nuốt phải không khí. Hành động này có thể hình thành túi khí trong bụng. Vì vậy, ngay cả khi bạn quá đói hoặc đang vội, hãy cố gắng cắn từng miếng nhỏ và nhai kỹ.

bau-bi-o-nong

Mặc đồ thoải mái

Hãy mặc quần áo thoải mái dễ thở. Quần áo bó sát quanh eo có thể làm co thắt bụng của bạn. Vô tình sẽ làm tăng thêm áp lực và gây thêm nóng rát.

Giữ đầu thẳng

Đảm bảo ngồi thẳng khi ăn và giữ nguyên như vậy trong vài giờ sau đó. Nằm xuống, thả lỏng người, cúi xuống và khom lưng đều làm dịch vị trào ngược lên. Khi bạn phải cúi xuống, hãy cúi bằng đầu gối thay vì ở thắt lưng. Và hãy thử ngủ với tư thế ngẩng cao đầu khoảng 15 cm. Tư thế này sẽ tận dụng lực hấp dẫn để giúp giữ dịch vị ở nơi chúng thuộc về.

Theo dõi cân nặng

Giữ mức tăng cân khi mang thai từ từ và vừa phải. Tùy thuộc vào trọng lượng ban đầu của bạn, trong phạm vi khuyến nghị từ 11-15 kg. Tăng thêm cân có thể khiến chứng ợ nóng trở nên tồi tệ hơn. Cân nặng sẽ tạo thêm áp lực cho đường tiêu hóa của bạn.

Thư giãn

Căng thẳng kết hợp tất cả các rối loạn dạ dày. Học cách thư giãn có thể làm dịu sự nóng rát. Hãy thử các phương pháp bao gồm yoga tiền sinh sản, thiền, châm cứu, phản hồi sinh học hoặc thôi miên. Mẹ bầu cũng tuyệt đối không hút thuốc. Đây là một lý do để bạn bỏ thuốc ngay hôm nay nếu bạn còn chần chừ.

Câu chuyện từ đối tác
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay

Hy vọng những kiến thức bên trên sẽ giúp mẹ bầu bị ợ nóng vơi bớt lo lắng. Hãy chuẩn bị cho một thai kỳ thoải mái chào đón thành viên sắp chào đời.

Theo: What to expect

Xem thêm:

  • 10 cách đập tan nỗi lo của mẹ bầu khi bị ợ nóng trong thai kỳ
  • Ợ nóng khi mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi không? Làm sao để chấm dứt tình trạng này?
  • Mang thai bị đầy bụng, buồn nôn – Cách điều trị dứt điểm để không ảnh hưởng đến thai nhi

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

ddc-calendar
Chuẩn bị sẵn sàng cho sự xuất hiện của em bé bằng cách thêm ngày dự sinh của bạn.
HOẶC
Tính ngày dự sinh của bạn
img
Bài viết của

Nhi Le

  • Home
  • /
  • Trở thành cha mẹ
  • /
  • Bật mí mẹo xoa dịu tình trạng bà bầu bị ợ nóng
Chia sẻ:
  • Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

    Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

  • Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

    Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

  • Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

    Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

  • Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

    Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

  • Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

    Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

  • Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

    Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it