“Bà bầu ăn mãng cầu được không?” là câu hỏi của rất nhiều chị em. Loại quả này có thực sự phù hợp cho phụ nữ mang thai? Cùng tìm hiểu trong bài viết nhé.
Thành phần dinh dưỡng của quả mãng cầu
Mãng cầu xiêm
Mãng cầu xiêm (tên khoa học là Annona muricata L.) là một loại cây ăn trái thuộc họ Na, còn có tên gọi khác như mãng cầu gai, na gai hoặc na xiêm.
Thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt quả mãng cầu xiêm:
- Đường: 13.54g
- Chất đạm: 1g
- Chất xơ: 3.3g
- Năng lượng: 66Kcal
- Chất béo: 0.3g
- Khoáng chất: Fe, Ca, Na, Zn, P, K, Mg
- Vitamin: 25% vitamin C, 32% vitamin nhóm C và Choline.
Ngoài ra, trong lá mãng cầu xiêm cũng chứa nhiều tinh dầu thơm, chất bột, nhựa, tanin. Hạt chứa muricin và muricinin.
Mãng cầu ta (quả na)
Quả na (tên khoa học Annona reticulata) là một loại trái cây phổ biến và có vị ngọt hấp dẫn có mặt ngoài màu xanh, nhiều rãnh.
100g thịt na có chứa thành phần dinh dưỡng sau:
- Năng lượng: 101Kcal
- Chất đạm: 1.7g
- Chất béo: 1g
- Khoang chất: Fe, Ca, Na, Zn, P, K, Mg
- Vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6, C
- Chất xơ
Lợi ích sức khỏe của mãng cầu đối với bà bầu
Cải thiện tình trạng thiếu máu cho bà bầu
Hầu như thai phụ nào cũng gặp phải tình vấn đề sức khỏe phổ biến là tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Trong mãng cầu, hàm lượng chất sắt khá dồi dào. Vì vậy, các mẹ nên bổ sung thêm mãng cầu vào chế độ ăn để có thể bổ sung sắt cho thai kỳ, giúp cơ thể mẹ bầu duy trì số lượng hồng cầu đầy đủ để thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Chống trầm cảm và tăng huyết áp
Hiện tượng trầm cảm khi mang thai diễn ra ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại nhiều áp lực hiện nay, nguyên nhân là những thay đổi nồng độ tiết tố trong cơ thể và lối sống.
Mãng cầu rất giàu vitamin B6, có tác dụng làm dịu căng thẳng cũng như góp phần hạ huyết áp.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường thai kỳ ở bà bầu
Mãng cầu giúp duy trì lượng đường trong máu, ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ – 1 vấn đề sức khỏe mà nhiều mẹ bầu gặp phải.
Mãng cầu có lợi cho đường tiêu hóa
Lượng chất xơ có trong mãng cầu thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng và hỗ trợ nhu động ruột khỏe mạnh, duy trì niêm mạc đường tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa ký sinh trùng trong đường tiêu hóa.
Nếu bổ sung mãng cầu hợp lý, mẹ bầu sẽ giảm được hiện tượng khó tiêu, buồn nôn và táo bón khi mang thai.
Làm chắc răng và xương
Khi mang thai, cơ thể thai phụ thường mất rất nhiều khoáng chất như phospho, canxi nên răng và xương bị yếu hơn. Bổ sung mãng cầu sẽ giúp cải thiện tình trạng này rõ rệt.
Ăn mãng cầu có thể cải thiện làn da
Chất chống oxy hóa và vitamin tổng hợp có trong mãng cầu giúp bảo vệ làn da của mẹ bầu khỏi các gốc tự do. Ngoài ra, vitamin C có tác dụng bảo vệ da khỏi nhiễm trùng và làm chậm quá trình lão hóa.
Chống viêm và nhiễm trùng
Mãng cầu có tác dụng như một liều thuốc giảm đau ngăn ngừa tình trạng viêm khớp do tăng cân ở các mẹ bầu.
Không những vậy, nhờ đặc tính kháng khuẩn và virus mà mãng cầu là thực phẩm tốt hỗ trợ tăng cường miễn dịch, giảm đau và hạ sốt.
Tránh bị chuột rút
Do hormone thay đổi cùng lúc với sự tăng trưởng của trẻ, mẹ bầu rất dễ gặp phải tình trạng chuột rút. Lượng kali, canxi, magie và natri có trong mãng cầu có thể giúp mẹ bầu tránh được tình trạng này.
Mãng cầu cung cấp năng lượng cho cơ thể bà bầu
Lượng vitamin B tổng hợp dồi dào có trong mãng cầu sẽ giúp mẹ bầu luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng, năng động để hoàn thành tốt mọi công việc hàng ngày.
Mãng cầu cũng góp phần duy trì chu kỳ ngủ, giúp mẹ bầu ngủ ngon và thức dậy sảng khoái sau một ngày bận rộn.
Bà bầu ăn mãng cầu được không?
Mãng cầu mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe bà bầu khi ăn với lượng vừa phải.
Tuy nhiên, mẹ bầu không được dùng quá 250g/lần và 1 lần/tuần, nếu không sẽ gây ra một số tác hại ngược lại cho mẹ và bé như:
- Dễ sảy thai hoặc sinh non: mãng cầu có hàm lượng acid cao và có vị chua, có thể làm tử cung của bà bầu bị co thắt dẫn đến sinh non hoặc sảy thai.
- Làm suy nhược thần kinh: hoạt chất Annonaceous acetogenins gây rối loạn thần kinh, khiến mẹ bầu đau đầu, suy nhược thần kinh nếu ăn mãng cầu quá nhiều.
- Ảnh hưởng không tốt đến tim mạch: Lượng axit amin trong mãng cầu nếu quá nhiều sẽ kích thích hệ tuần hoàn máu làm việc liên tục, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tim.
- Hạ huyết áp: ăn quá nhiều mãng cầu có thể gây buồn nôn, giãn các mạch máu và giảm huyết áp.
- Nhiễm trùng: các loại nấm men có thể phát triển và gây nhiễm trùng đường ruột nếu mẹ bầu ăn liên tục mãng cầu trong thời gian dài.
Một số lưu ý khi bà bầu ăn mãng cầu
- Tránh ăn mãng cầu chưa chín, có thể ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa. Biểu hiện của mãng cầu chín đó là gai nở lớn, tay cầm có cảm giác nặng nhưng khi ấn vào thịt quả mềm
- Tuyệt đối không cắn hoặc ăn hạt mãng cầu vì hạt có chứa độc tố annonacin, có thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, gia tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson
- Bà bầu đang dùng thuốc trị cao huyết áp, tiểu đường, gan, thận, điều trị tiểu cầu cao thấp thì nên cân nhắc liều lượng mãng cầu khi ăn.
Lời kết
Bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc “Bà bầu ăn mãng cầu được không”. Chị em mang thai nên bổ sung thêm hoa quả trái cây vào khẩu phần ăn vì đây là nguồn vitamin dồi dào cần thiết cho sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên cũng không nên vì thế mà ăn hoa quả vô tội vạ mà cần tìm hiểu kỹ những lưu ý của từng loại quả để có chế độ ăn phù hợp. Chúc các mẹ mang thai an toàn và duy trì được chế độ dinh dưỡng hợp lý để con sinh ra có nền tảng thể chất tốt nhất.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!