Bầu 3 tháng cuối có được ăn ngải cứu không? Câu trả lời là được và mẹ nên dùng 2-3 lần/tuần, mỗi lần từ 3-5 ngọn để đem lại hiệu quả tốt cho mẹ và thai nhi. Trường hợp mẹ bầu bị bệnh về đường ruột, viêm gan, có tiền sử sảy thai, sinh non thì không nên ăn lá ngải cứu.
Bạn nên đọc bài viết này để biết:
- Lợi ích của ngải cứu đối với bà bầu
- Bầu 3 tháng cuối có được ăn ngải cứu không?
- Những lưu ý khi sử dụng lá ngải cứu cho bà bầu
- Gợi ý 4 món ăn thơm ngon, bổ dưỡng với lá ngải cứu cho mẹ bầu
Lợi ích của ngải cứu đối với bà bầu
1. Chữa động thai
Nếu bị động thai do chấn thương hoặc va chạm, mẹ có thể dùng ngải cứu với trứng gà để ổn định lại. Cách chế biến món ăn rất đơn giản. Bạn chỉ cần chần trứng gà với ngải cứu cho chín rồi dùng cả nước và bã.
Bạn có thể chưa biết:
Bầu tháng cuối ăn chè đỗ đen được không và có tốt cho thai kỳ không?
Mẹ bầu 3 tháng cuối không nên ăn gì để thai nhi phát triển tốt, tránh sinh non?
2. Chữa thổ huyết, băng huyết
Trong thai kỳ, mẹ có thể dùng lá ngải cứu để trị băng huyết. Trường hợp thai phụ bị ra máu thì hãy áp dụng cách làm bài thuốc sau:
- Bước 1: Chuẩn bị lá ngải cứu và tía tô, mỗi loại là 16 g
- Bước 2: Sắc hai loại lá cùng với 600 ml nước
- Bước 3: Sau khi sắc xong, bạn dùng mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 100 ml
Ngải cứu chữa băng huyết, thổ huyết cho mẹ bầu
3. Giảm nôn mửa
Nôn mửa là tình trạng thường gặp ở nhiều mẹ bầu trong thai kỳ. Để giảm triệu chứng trên, mẹ nên sử dụng lá ngải cứu. Cách làm rất đơn giản: Bạn dùng ngải cứu khô sắc lên uống, mỗi ngày dùng 2 lần.
4. Chữa chảy máu cam
Bên cạnh những công dụng trên, lá ngải cứu còn trị chảy máu cam. Nó làm máu ngừng chảy và giúp cho kinh mạch ấm hơn. Khi bị chảy máu cam, mẹ nên dùng lá ngải cứu để rút ngắn thời gian chảy máu và làm đông máu. Nếu bị chảy máu cam thường xuyên do thời tiết nắng nóng, mẹ có thể áp dụng bài thuốc dưới đây:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Ngải cứu tươi
- Hà diệp tươi
- Trắc bá diệp tươi
- Tiên sinh địa hoàng
Cách làm: Sau khi rửa sạch các loại lá, bạn sắc chung các loại với nhau để dùng.
Bầu 3 tháng cuối có được ăn ngải cứu không?
Trong 3 tháng đầu, bạn không nên sử dụng ngải cứu vì nó làm co thắt tử cung, ảnh hưởng không tốt đến sự hình thành của thai nhi trong bụng. Nếu muốn dùng ngải cứu trong thời gian này, bạn nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ. Sau 3 tháng đầu, bạn có thể ăn được lá ngải cứu từ 2-3 lần/tuần, mỗi lần từ 3 đến 5 ngọn để đem lại hiệu quả tốt cho mẹ và thai nhi.
Mẹ bầu 3 tháng cuối ăn được ngải cứu nhưng nên ăn với một lượng vừa phải
Những lưu ý khi sử dụng lá ngải cứu cho bà bầu
Trường hợp mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm, tiền sử sảy thai, sinh non thì không nên sử dụng ngải cứu. Đối với những thai phụ bị mắc bệnh đường ruột thì hạn chế ăn ngải cứu. Nguyên nhân là do trong ngải cứu có thành hỗ trợ nhuận tràng, làm cho bệnh trở nên nặng hơn.
Ngoài ra, nếu mẹ bị viêm gan thì cũng không nên ăn ngải cứu, vì trong loại lá này có độc tính, dễ dẫn đến tình trạng trúng độc. Những mẹ có ý định dùng ngải cứu thay trà để an thai thì nên sắc uống khoảng từ 3-5g khô (9-15g tươi). Bạn sử dụng ngải cứu theo từng đợt và khỏi bệnh thì dừng hẳn, tránh trường hợp lạm dụng lá ngải cứu trong thời gian dài, vì nó sẽ ảnh hưởng xấu đến mẹ và thai nhi.
Bạn có thể chưa biết:
Bầu 3 tháng cuối ăn gì để vào con không vào mẹ?
Bà bầu có nên uống nước dừa vào 3 tháng cuối? Uống như thế nào khỏe mẹ lợi con?
Gợi ý 4 món ăn thơm ngon, bổ dưỡng với lá ngải cứu cho mẹ bầu
1. Canh ngải cứu nấu thịt nạc
Đây là món ăn trị khí hư và đau bụng do lạnh. Mẹ có thể chế biến như sau. Đầu tiên, bạn bằm nhỏ thịt heo, ướp gia vị, xào sơ qua rồi cho nước vào. Tiếp đến, mẹ đun nước thật sôi, cho ngải cứu vào và nêm nếm vừa miệng.
2. Gà hầm ngải cứu
Đây là món ăn bồi bổ sức khỏe, giúp máu lưu thông tốt trong cơ thể và có lợi cho hệ xương. Mẹ có thể tham khảo cách làm gà hầm dưới đây:
- Bước 1: Làm sạch gà ác, cho vào nổi, đổ nước gần bằng gà
- Bước 2: Sau đó, bạn cho thêm 3 trái táo đỏ, 3 lát sâm, kỷ tử, ngải cứu, hạt sen và tam thất rồi nêm vừa miệng ăn. Tiếp đến, mẹ đợi gà hầm đến khi nhừ rồi thưởng thức món ăn nóng hổi.
3. Trứng gà ngải cứu
Trứng gà kết hợp với ngải cứu là món ăn an thai cho mẹ bầu, giúp lưu thông máu trong cơ thể và chữa đau đầu. Mẹ chỉ cần xắt nhỏ ngải cứu, đánh chung với trứng gà rồi nêm nếm gia vị và chiên chín.
Trứng gà ngải cứu chữa đau đầu cho bà bầu
4. Cháo ngải cứu
Cháo ngải cứu giúp giảm đau xương khớp và chữa động thai ở mẹ bầu. Mẹ chỉ cần nấu nồi cháo rồi thái nhỏ ngải cứu bỏ vào. Trước khi ăn, bạn nên cho một ít đường rồi dùng nóng.
Qua bài viết trên, hi vọng bạn đã giải đáp được thắc mắc bầu 3 tháng cuối có được ăn ngải cứu không. Nếu còn e ngại trong việc dùng ngải cứu, mẹ có thể tham khảo trước ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng phù hợp.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!