Bảng cân nặng thai nhi theo ngày giúp mẹ bầu theo dõi sự phát triển của bé yêu

Bảng cân nặng thai nhi theo ngày: Có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng thai nhi. Các chỉ số cân nặng, chiều dài cũng mang tính tương đối nên việc tính toán chính xác cân nặng thai nhi rất khó để thực hiện. Chính vì vậy, mà các bác sĩ thường xem xét cân nặng em bé trong bụng theo tuần hơn là theo ngày.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bảng cân nặng thai nhi theo ngày sẽ được tính dựa trên mức tăng trung bình hàng tuần của thai nhi. Tuy nhiên các chỉ số này chỉ là tương đối, mẹ cần theo dõi kết hợp với các chỉ số siêu âm để đảm bảo bé phát triển tốt.

  • Cân nặng thai nhi có thể tính được theo ngày không?
  • Bảng cân nặng thai nhi theo ngày trong 3 tháng đầu
  • Bảng cân nặng thai nhi theo ngày trong 3 tháng giữa
  • Mức tăng trưởng của thai nhi 3 tháng cuối

Bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo ngày tuổi là thước đo tham khảo để mẹ bầu có thể biết được tổng quan sự phát triển của con khi ở trong bụng mẹ. Từ đó giúp mẹ có sự thay đổi về chế độ sinh hoạt, tập luyện của mẹ bầu sao cho phù hợp. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phôi thai được hình thành toàn diện từ tuần thai thứ 8, từ lúc này trở đi thai nhi sẽ phát triển về chiều dài và cân nặng. Cân nặng trung bình của thai nhi nếu đủ tháng thường là 3,5 kg và chiều dài trung bình đạt khoảng 51,2 cm (tính từ đầu tới chân). Để kiểm tra xem bé có đang phát triển tốt hay không, mẹ hãy hãy đối chiếu các chỉ số của bé cưng ghi trên phiếu siêu âm với bảng số liệu dưới đây. Và đừng quá lo lắng nếu kết quả nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với bảng sau vì một cá thể riêng biệt, mỗi thai nhi sẽ có một tốc độ phát triển khác nhau.

Khám phá thêm:

Lưu ngay bảng cân nặng thai nhi “chuẩn không cần chỉnh” theo tuần và theo tháng

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh theo nghiên cứu của WHO

Cân nặng thai nhi có thể tính được theo ngày không?

Khi mang thai, bạn sẽ luôn lo lắng về cân nặng của con bởi đó là các chỉ số giúp biết được con có phát triển tốt hay không. Thậm chí bạn còn rất muốn biết liệu bé tăng cân từng ngày là bao nhiêu? Tuy nhiên thực tế điều đó lại không hề dễ dàng chút nào.

Thông thường có hai cách tính thường được dùng để tính cân nặng của bé là dựa vào chu vi vòng bụng của người mẹ, hai là tính cân nặng nhờ siêu âm.

1. Cách tính cân nặng của bé dựa vào chu vi vòng bụng người mẹ

Cách tính cân nặng thai nhi? Cách này rất đơn giản và các mẹ có thể tự tính toán ở nhà. Cụ thể, công thức tính cân nặng của thai nhi là:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cân nặng bé (g) = [(chiều cao tử cung + chu vi vòng bụng) x 100)/4.

Dựa vào cách tính trên, chỉ cần đo chiều cao tử cung và chu vi vòng bụng của người phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên phương pháp này vẫn tồn tại một số hạn chế vì kết quả này sai số khá nhiều. Khi sử dụng công thức này thường chỉ cho ra một con số ước lượng bởi vì các mẹ bầu có độ béo gầy khác nhau.

2. Siêu âm

Làm sao biết cân nặng của thai nhi? Nếu muốn lập bảng cân nặng thai nhi theo tuần, chúng ta cũng có thể tính trọng lượng của bé dựa vào kết quả siêu âm. Cách tính này đảm bảo độ chính xác hơn so với cách kể trên.

Như vậy, có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng thai nhi. Các chỉ số cân nặng, chiều dài cũng mang tính tương đối nên việc tính toán chính xác cân nặng thai nhi rất khó để thực hiện. Chính vì vậy, mà các bác sĩ thường xem xét cân nặng em bé trong bụng theo tuần hơn là theo ngày.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bảng cân nặng thai nhi theo ngày trong 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu tiên, cân nặng thai nhi 12 tuần ở mức chuẩn thường khoảng 14 gram, dài khoảng 5,4 cm. Từ tuần đầu cho đến tuần thứ 12, cân nặng của thai nhi tăng rất ít mà chủ yếu tập trung vào việc hình thành các hệ cơ quan.

Cân nặng lúc này không thể tính theo ngày mà chỉ có thể tính theo tuần. Ở tuần thứ 8-9, bé tăng 1g/tuần. Từ tuần thứ 9-10, bé tăng khoảng 2g/tuần. Từ tuần 10-12, bé tăng 6-7 g/tuần, tức khoảng 1 g/ngày.

Bảng cân nặng thai nhi theo ngày trong 3 tháng giữa

3  tháng giữa tiếp theo của thai kỳ thường được tính từ tuần thứ 13 đến tuần thứ 27. Ở giai đoạn này, thai nhi phát triển mạnh về hình thể, não bộ và người mẹ bắt đầu cảm nhận được những cử động đầu tiên của thai nhi.


Dựa vào bảng này có thể thấy, từ 3 tháng giữa trở đi, tốc độ tăng trưởng thể chất của thai nhi đã tăng gấp đôi. Mỗi tuần con tăng được khoảng 30-70 gam, tức là trung bình mỗi ngày bé tăng được từ 4-10g.

Chế độ dinh dưỡng của mẹ trong thời gian mang thai ảnh hưởng rất lớn đến cân nặng của thai nhi 3 tháng giữa. Do đó trong giai đoạn này, mẹ bầu cần phải gia tăng khẩu phần ăn chứa các thực phẩm giàu sắt, canxi, axit folic, vitamin và khoáng chất cần thiết khác, bởi các chất này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khám phá thêm:

Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi và bí quyết tăng cân cho trẻ sơ sinh

Bảng cân nặng theo tuổi thai, làm gì khi bé quá lớn hoặc thiếu cân?

Mức tăng trưởng của thai nhi 3 tháng cuối

Cân nặng thai nhi như thế nào là bình thường? Ba tháng cuối của thai nhi sẽ được tính từ tuần 28 cho đến tuần 40. Từ tuần thai thứ 30 trở đi, cân nặng của thai nhi sẽ tăng tốc tối đa để chuẩn bị chào đời.

Cũng trong 3 tháng cuối thai kỳ này, thai nhi sẽ có những phát triển mạnh mẽ về cân nặng, tuy nhiên chính vấn đề cân nặng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Bé nhẹ cân hay quá cân đều gây ra một loạt các biến chứng như: suy hô hấp, suy tim, đa hồng cầu, viêm phổi, hạ đường huyết...

Vì vậy, mẹ nên khám thai thường xuyên trong giai đoạn này để theo dõi cân nặng của thai nhi, từ đó có những điều chỉnh phù hợp trong chế độ dinh dưỡng thai kỳ của mình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Từ tuần thứ 28 trở đi, thai nhi sẽ tăng khoảng 100-200g mỗi tuần, tức là 14-30g/ngày để phát triển hoàn thiện, chuẩn bị cho ngày chào đời.

Tuy nhiên, các mẹ cũng cần lưu ý rằng, các chỉ số trên chỉ mang tính tương đối. Bé có thể nhẹ hoặc nặng cân hơn. Do đó bác sĩ sẽ kết hợp với việc xem xét các yếu tố khác để đảm bảo rằng bé đang lớn lên khỏe mạnh cho đến ngày chào đời.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương