Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng và bí quyết tăng cân cho trẻ là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ bỉm sữa. Sau đây mời các mẹ hãy cùng tham khảo qua bảng cân nặng của trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi để hiểu rõ và áp dụng các bí quyết tăng cân cho con mẹ nhé!
- Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi
- Bí quyết giúp trẻ sơ sinh tăng cân nhanh
Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi
Để tiến hành đo cân nặng của trẻ sơ sinh cha mẹ nên lưu ý
– Nên đo cân nặng tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh theo tháng và đo vào buổi sáng để chính xác nhất.
– Theo dõi cân nặng của bé trong vòng 12 tháng đầu đời.
– Khi cân trẻ sơ sinh nên đặt bé nằm ở tư thế nằm ngửa để an toàn.
– Nên cân trước khi bé ăn và sau khi bé đi tiểu. Lược bỏ bớt quần áo, tã lót để chỉ số cân nặng của trẻ sơ sinh được chính xác.
– Không nên so sánh cân nặng của trẻ sơ sinh nhà mình với trẻ thông thường khác bởi mỗi bé có sự phát triển khác nhau. Cách chính xác nhất để xem bé có khỏe mạnh hay không chính là dựa vào cân nặng và sự phát triển các kĩ năng thông thường khác. Việc này nên được các bác sĩ Nhi khoa chẩn đoán.
Mẹ có thể quan tâm:
Bé 4 tháng nặng 7kg là thừa hay thiếu cân? Nặng bao nhiêu là đủ tiêu chuẩn?
Cân nặng chuẩn của bé hàng tháng và lời khuyên để duy trì cân nặng ở mức lý tưởng
– Bảng chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh do WHO đưa ra là chỉ số đo đạt trong thống kê tăng trưởng dân số thể hiện mức độ tương đối của cân nặng của bé trong 100 bé cùng độ tuổi và giới tính của dân số đó.
Dưới đây là bảng cân nặng của trẻ sơ sinh Việt Nam 2018 (từ 0-6 tháng tuổi – đơn vị kg)
Theo Trung tâm Khám và tư vấn Dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Hà Nội chia sẻ bảng cân nặng dưới đây. Bảng tiêu chuẩn tăng cân của trẻ sơ sinh được dựa vào chuẩn tăng trưởng của WHO 2007 và hiện đang được áp dụng cho các bé Việt Nam trong năm nay.
Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi năm 2018
Lưu ý: SD là viết tắt của từ standard deviation, tức là sự lệch chuẩn. Ngoài mức chuẩn (M) thì WHO đánh dấu các mức lệch chuẩn theo cấp độ từ 1 đến 3, dấu – là thiếu cân và dấu + là thừa cân.
Tuy nhiên, khoảng dao động từ -1SD đến +1SD được xem là phát triển bình thường, -2SD và +2SD là có nguy cơ thiếu hoặc thừa cân, -3SD và +3SD là suy dinh dưỡng hoặc béo phì, cần có biện pháp can thiệp.
Bí quyết giúp trẻ sơ sinh tăng cân nhanh
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bé chậm tăng cân. Khi cơ thể trẻ không được cung cấp đủ chất, đủ năng lượng, sức đề kháng yếu sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh tấn công, khiến trẻ dễ mắc bệnh. Khi mắc bệnh, trẻ sẽ dễ mệt mỏi và càng biếng ăn, chậm tăng cân hơn. Hiện tượng này tạo thành một vòng luẩn quẩn khiến mẹ bỉm khó tìm ra hướng giải quyết. Hãy tham khảo và tuân thủ theo các gợi ý sau để giúp cha mẹ vơi bớt nỗi lo cân nặng của trẻ.
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh
Em bé ngay từ khi chào đời sẽ ngủ liên tục khoảng từ 16-18 tiếng mỗi ngày, bé chỉ thức khi ăn và khi đi vệ sinh. Sở dĩ, sự phát triển của trẻ sơ sinh trong những tháng đầu diễn ra rất nhanh chóng cũng chính là nhờ giấc ngủ, hay nói cách khác trẻ lớn lên khi ngủ.
Nhiều mẹ thường có quan niệm cho trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày sẽ giúp trẻ ngủ ngon và thẳng giấc vào ban đêm. Điều này hoàn toàn không đúng mẹ nhé! Vì khi thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc sẽ khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, đặc biệt hơn là ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh.
Khi lớn hơn thời gian ngủ của bé cũng sẽ giảm đi nhưng bạn vẫn cần đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc và đúng giờ. Nhất là vào buổi tối không cho trẻ thức quá muộn vì ngủ muộn sẽ làm cho tuyến yên không tiết ra hormone tăng trưởng làm bé chậm lớn, chậm tăng cân hơn.
Cho con bú đúng cách
Nguồn thức ăn duy nhất của trẻ sơ sinh chính là sữa mẹ hoặc sữa công thức vì vậy mẹ cần cho bé bú đều đặn trong ngày. Mỗi cữ bú cách nhau khoảng từ 2-3 giờ kể cả vào ban đêm mẹ cũng nên đánh thức bé dậy để cho bú.
Mẹ có thể quan tâm:
Chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai dành cho ba mẹ tham khảo
Kiểm tra sự phát triển cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh theo WHO
Đối với những ai nuôi con bằng sữa mẹ cần biết cách cho con bú đúng cách để bé có thể nhận đầy đủ các chất dinh dưỡng. Dòng sữa mẹ chảy ra không giống nhau, sữa đầu có nhiều nước giúp bé đã khát, sữa cuối mới có nhiều chất béo. Muốn bé tăng cân thì bé phải bú được cả sữa đầu lẫn sữa cuối vì vậy mẹ cần cố gắng duy trì thời gian bú.
Đồng thời bú hết một bên bầu vú này rồi mới chuyển sang bầu bên kia, tránh tình trạng cho bé bú một chút đã đổi bên.
Cho bé ăn dặm đúng cách
Khi được 6 tháng tuổi mẹ nên cho bé tập ăn dặm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và cân nặng của trẻ sơ sinh 6 tháng đầu. Dù là áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hay kiểu Pháp, Việt thì bắt đầu ăn dặm bạn có thể cho bé ăn các loại bột sữa hoặc tự chế biến bột ăn dặm bằng các thực phẩm sau:
- Khoai lang chứa đường và beta carotene giúp trẻ dễ tiêu hóa, bổ sung năng lượng cho cơ thể.
- Ngũ cốc dùng làm các loại bột ăn dặm hoặc nấu cháo rất giàu vitamin E, chất béo, protein.
- Khoai tây là thực phẩm tăng nguồn carbohydrates, năng lượng giúp trẻ tăng cân nhanh.
Khi đã cứng cáp hơn, mẹ hãy bổ sung thêm nguồn thực phẩm tươi sống như thịt, cá, trứng, rau củ quả…vào khẩu phẩn ăn hàng ngày của bé.
Khuyến khích con vận động
Mẹ đừng lo lắng khi bé yêu quá mê trườn, bò hay lúc lắc mọi món đồ trong tay. Vận động nhiều sẽ giúp bé mau cảm thấy đói và giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả. Mẹ có thể cùng con tập thể dục mỗi ngày để đạt đúng chỉ tiêu “mẹ đẹp, con khỏe” nhé.
Massage cho trẻ sơ sinh
Ngoài tác dụng làm cho trẻ sơ sinh thư giãn, đi vào giấc ngủ ngon lành, việc massage cho trẻ sơ sinh cũng được các nhà nghiên cứu khuyến khích vì tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Một khi bé không gặp vấn đề gì về tiêu hóa, con sẽ chóng tăng cân thôi!
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!