Trẻ sơ sinh bám mẹ là đặc điểm tự nhiên của các bé vì nó mang lại nhiều lợi ích cho các bé. Tuy nhiên điều này sẽ khiến mẹ vất vả nhiều là điều đáng lo ngại. Vậy tại sao trẻ sơ sinh bám mẹ và làm sao để con bớt bám mẹ? Hãy cùng theAsianparent tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
Nguyên nhân con bám mẹ
Bám mẹ, quấn mẹ – là những cụm từ không còn xa lạ với các mẹ bỉm sữa. Điều ngạc nhiên là các bé sơ sinh dù chỉ mới vài ngày tuổi đã có thể nhận biết được giọng nói, mùi hương của mẹ.
Sợi dây gắn kết tình cảm vô hình giữa mẹ và bé là điều không thể lý giải được. Thế nhưng, nếu trẻ sơ sinh bám mẹ và quen hơi đến mức không thể xa mẹ một phút giây nào thì thật sự đáng lo.
Sau khi sinh, cơ thể mẹ cần cung cấp dinh dưỡng để nhanh chóng phục hồi. Tuy nhiên nếu con bám mẹ quá nhiều, người mẹ sẽ không có thời gian nghỉ ngơi và dưỡng sức. Bên cạnh đó, các chứng trầm cảm sau sinh và không có thời gian dành cho bản thân có thể làm sức khỏe mẹ sẽ càng bị suy nhược.
Mặc dù vậy rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng trẻ sơ sinh bám mẹ mang đến nhiều lợi ích cho giấc ngủ của trẻ sơ sinh. Bé sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ, ngủ lâu và sâu giấc hơn khi được rúc vào những đồ vật có mùi hương của mẹ
Trẻ sơ sinh bám mẹ đến khi nào?
Từ 6 tháng tuổi, bé sẽ giảm bám mẹ dần vì bé ý thức được mẹ và bé là 2 cá thể riêng biệt. Tuy nhiên, bé vẫn luôn muốn nhìn thấy mẹ mọi lúc, do đó trò chơi ú òa luôn thu hút trẻ nhỏ ở giai đoạn này. Khi bé phát hiện bạn không còn ở cạnh mình, con sẽ bất an.
Bé sẽ càng quấy khóc hơn nếu như đang đói bụng, mệt hoặc không được khoẻ. Giai đoạn tập đi bé vẫn hơi bám mẹ để giúp bé cảm thấy an toàn hơn trong quá trình tập đi. Chính vì thế bé thường bò nhanh đến chỗ mẹ hơn thay vì đứng lên đi vì mẹ không ở bên cạnh.
Trẻ có dấu hiện lo âu khi xa ba mẹ ở độ tuổi này thường sẽ rất nhanh phát hiện ra sự vắng mặt của bạn. Bé sẽ có các phản ứng như la hét, khóc và rất khó dỗ dành.
Khi bé 3 tuổi, tình trạng này sẽ giảm nhiều khi bé bắt đầu đi học, vì ngoài mẹ ra bé sẽ quen với sự chăm sóc của người khác như cô giáo…Nhưng điều đó không có nghĩa là bé sẽ ngoan ngoãn mà đôi khi còn vòi vĩnh hơn nữa.Vì vậy, nếu không thay đổi cho bé, trẻ sẽ bám mẹ như vậy đến khi bắt đầu đi học.
Bí quyết cai tình trạng trẻ sơ sinh bám mẹ
Một trong những lý do lớn khiến trẻ sơ sinh bám mẹ là do thái độ và cách chăm sóc của mẹ đối với bé. Nếu ngay từ đầu mẹ biết cách giúp bé độc lập thì sẽ không quen hơi mẹ đến như thế.
Tập cho bé quen với sự chăm sóc của người khác ngoài mẹ
Ngay từ tháng đầu sau sinh, mẹ hãy chia sẻ việc chăm sóc bé với chồng hay mẹ chồng, mẹ đẻ để vừa giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi và để bé không quá quen hơi mẹ. Bạn hãy cố gắng giữ vững lịch trình mỗi ngày để tạo thói quen cho để con dễ dàng chấp nhận chuyện phải xa mẹ và tạo dựng lòng tin cũng như sự độc lập cho con.
Mẹ có thể lấy cớ ra chợ, đi làm, nhỏ nhẹ chào con. Bạn cứ thủ thỉ với con rằng đi chợ, đi làm là việc đương nhiên một người mẹ cần làm, một em bé ngoan sẽ để cho mẹ đi làm mà không khóc, đồng thời phân tích việc bé ở với ông bà cũng rất vui và ấm áp.
Cai từ từ không vội vàng
Bạn không nên đột ngột biến mất sẽ khiến bé hụt hẫng và hoảng loạn. Mẹ nên tập thói quen chào tạm biệt con. Hãy rút ngắn thời gian chào tạm biệt, thời gian chào hỏi càng lâu sẽ khiến lo âu của bé tăng dần khiến con càng khóc dai dẳng không đứt. Bạn cũng đừng kỳ vọng bé sẽ hết bám mẹ sau một, hai hôm. Việc này cần có thời gian để bé làm quen.
Không chạy lại hoảng hốt và ngay lập tức khi thấy con khóc
Mẹ đừng nên tạo thói quen cho bé, cứ hễ khóc là bạn sẽ chạy tới lập tức. Thay vào đó, bạn hãy kiểm tra xem bé khóc vì lý do gì như bé đói đòi bú, cần thay tã bỉm hay vì nguyên do khác. Tìm hiểu nguyên nhân để giúp trẻ không nhầm lẫn tín hiệu khóc là “được bế và bú ti”.
Qua bài viết này, các mẹ đã biết trẻ sơ sinh bám mẹ đến khi nào và bí quyết cai bám mẹ rồi đúng không? Ngoài ra đặt những đồ vật có mùi hương của mẹ xung quanh khi bé ngủ sẽ giúp bé an tâm ngủ ngon hơn. Chúc các mẹ sau sinh nhanh hồi phục và các bé ngoan ngoãn nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!