Bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu? Mẹ nên kiêng làm các việc nhà nặng, bê vác nhiều từ 4-6 tuần hoặc cho đến khi cơ thể hồi phục hoàn toàn. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Sau sinh bà đẻ có cần kiêng làm việc nhà không?
- Bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu là phù hợp?
- Mẹ còn cần kiêng gì ngoài các công việc nhà nặng nhọc?
Sau sinh bà đẻ có cần kiêng làm việc nhà không?
Người xưa có câu “gái chửa, cửa mả”; hay “phụ nữ đau đẻ như gãy 20 cái xương sườn cùng một lúc”. Câu nói này được hiểu rằng quá trình mang thai; sinh con vất vả và nguy hiểm đến nhường nào. Trong quá trình chuyển dạ, người mẹ mất rất nhiều sức lực, mất nhiều máu khiến cơ thể bị suy yếu, dẫn đến giảm sức đề kháng. Sau sinh mẹ nên kiêng cữ nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng hợp lý, giúp cơ thể hồi phục trở về bình thường. Vậy bà đẻ kiêng những gì?
Thông thường, cơ thể người phụ nữ sau sinh cần ít nhất từ 4 tuần (với mẹ sinh thường) đến 6 tuần (với mẹ sinh mổ) để cơ thể từ từ bình phục sức khỏe tốt nhất có thể. Do đó, trong giai đoạn này các bác sĩ thường khuyên mẹ nên nghỉ ngơi với mức độ phù hợp, tránh làm những công việc có thể ảnh hưởng tới quá trình hồi phuc, trong đó bao gồm cả các công việc nhà nặng nhọc.
Bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu là phù hợp?
Theo quan niệm dân gian, phụ nữ sau sinh cần ở cữ khoảng 3 tháng (hoặc dài hơn). Trong thời gian này, người phụ nữ phải ở trong phòng kín, hạn chế tiếp xúc với mọi người, tránh làm việc hoặc tắm rửa.
Nhưng như đã nói ở trên, với sự phát triển của y học cũng như chế độ chăm sóc phụ nữ sau sinh trong cuộc sống hiện đại ngày nay, người phụ nữ thường nhanh bình phục hơn. Do đó mẹ chỉ cần kiêng cữ từ 4-6 tuần hoặc tùy theo mức độ sức khỏe của mình và cũng không cần kiêng khem quá mức như trước kia.
Với việc nhà, bà đẻ cần kiêng những gì? Nếu là việc nhà đơn giản, không phải cúi, với hoặc dùng nhiều sức lực thì mẹ vẫn có thể làm được như một cách vận động thân thể nhẹ nhàng. Còn với các công việc nhà vất vả, phải bê vác nhiều, mẹ nên tuyệt đối tránh cho đến khi cơ thể bình phục hoàn toàn do các công việc khiêng vác, lao động nặng có thể khiến cơ bụng hoạt động, tác động tới vết mổ bụng hoặc tổn thương tầng sinh môn chưa phục hồi. Ngoài ra các động tác như rướn người, giơ tay cao cũng cần hạn chế để tránh làm tổn thương đến vùng xương chậu và tử cung.
Bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu – Mẹ còn cần kiêng gì ngoài các công việc nhà nặng nhọc?
1. Kiêng quan hệ tình dục quá sớm
Việc kiêng quan hệ ít nhất trước 6 – 8 tuần sau sinh nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra cho người phụ nữ. Quan hệ quá sớm dẫn đến dễ bị mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như: huyết, sản giật, viêm nhiễm sau sinh…. Nếu mắc những bệnh này chắc chắn các chị em sẽ gặp nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai lần tới.
Phụ nữ cũng sẽ bị đau rát, tổn thương vết mổ. Nhất là các mẹ sinh mổ, tuy vùng kín không có vết thương nhưng việc “hoạt động mạnh” có thể khiến vết mổ bị nứt, đau rát, dễ nhiễm trùng. Hơn nữa, sau khi sinh hormone estrogen của các chị em khá thấp, âm đạo khô và tính đàn hồi kém nên dễ bị tổn thương khi quan hệ.
2. Kiêng căng thẳng, lo nghĩ
Khi bạn căng thẳng cơ thể sẽ giải phóng một trong những loại hormone là cortisol, loại hormone này có thể xâm nhập vào thành phần trong sữa mẹ có thể làm chậm dòng chảy của sữa mẹ.
Do đó, các mẹ hãy cố gắng ăn những thực phẩm lành mạnh và ngủ đủ giấc. Hai biện pháp này thật khó thực hiện khi bạn mới làm mẹ, nhưng mẹ có thể nhờ đến sự trợ giúp của người thân trông em bé để có thể đảm bảo không bị thiếu ngủ trầm trọng và lo lắng quá mức sau sinh.
3. Kiêng tập thể dục nặng
Khoảng thời gian ở cữ sau sinh, cơ thể còn mệt mỏi, mẹ nên tránh tập thể dục với cường độ cao nhằm giảm cân, nhanh chóng lấy lại vóc dáng. Song chị em nên hoạt động nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông, nhất là với những sản phụ sinh mổ. Do đó, mẹ có thể bắt đầu với việc đi bộ chậm rãi, tập các động tác vừa phải, nhẹ nhàng.
Những lưu ý khi vận động sau sinh
Đối với mẹ sinh thường: Thông thường sau sinh 2 tháng là mẹ sinh thường đã có thể bắt đầu tập thể dục để lấy lại vóc dáng. Để bắt đầu, mẹ chỉ nên tập những động tác đơn giản nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe và sức chịu đựng. Sau khi đã hồi phục tốt hơn, mẹ hãy tăng dần cường độ luyện tập.
Đối với mẹ sinh mổ: Ngày đầu tiên sau sinh mổ, mẹ cần chủ động xoay trở trên giường, co duỗi nhẹ nhàng chân tay và có thể ngồi dậy trên giường, trừ những mẹ có chỉ định đặc biệt từ bác sĩ. Ngày hôm sau, sản phụ nên ngồi dậy và đi lại nhẹ nhàng trong phòng. Ngày thứ ba, mẹ nên tự đi lại nhẹ nhàng trong phòng và ngoài hành lang mà không cần sự trợ giúp. 4 ngày sau sinh mổ, mẹ có thể vận động và ăn uống bình thường.
4. Kiêng các loại đồ uống, thực phẩm không tốt cho việc nuôi con bằng sữa mẹ
Tuy phải bổ sung dưỡng chất từ nhiều nguồc thực phẩm khác nhau để có đủ chất cho con nhưng không phải thực phẩm nào cũng tốt, cũng phù hợp với bà mẹ đang nuôi con nhỏ.
Do đó mẹ cần chú ý tránh ăn:
- Các đồ ăn cay
- Nước có gas và caffein
- Thức ăn nhiều dầu mỡ
- Thực phẩm có tính hàn như cua, ốc đồng, …
- Bà đẻ phải kiêng những gì? Những món canh nấu với măng, lá lốt, lá đinh lăng… là nguyên nhân khiến mẹ mất sữa đột ngột
Với những kiến thức hữu ích như trên, hi vọng mẹ đã hiểu vì sao nên tránh làm các công việc nhà nặng nhọc sau khi mới sinh. Đồng thời nên kiêng làm gì và cần chú ý chế độ dinh dưỡng như thế nào để tốt cho cả mẹ và bé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!