Những thay đổi của cơ thể sau sinh 6 tuần tập trung vào việc mẹ đang dần dần phục hồi về thể chất. Tuy vậy, việc chăm bé và những lo lắng về dáng vóc cơ thể khiến nhiều mẹ có thể bị trầm cảm từ mức độ nhẹ đến nặng.
Sau sáu tuần kể từ khi bé yêu chào đời, cơ thể mẹ sẽ hồi phục ở mức độ nào còn phụ thuộc vào việc mẹ sinh thường hay sinh mổ cũng như chế độ chăm sóc của người thân dành cho bà đẻ.
Về cơ bản, những thay đổi của cơ thể sau sinh 6 tuần sẽ bao gồm 2 vấn đề chính là thể chất và tâm trạng của mẹ.
Trạng thái thể chất của cơ thể mẹ sau sinh 6 tuần thường diễn ra như sau:
- Sản dịch đã nhạt màu và ra không nhiều. Một số mẹ có thể đã hết hoàn toàn sản dịch.
- Vẫn còn dễ mệt mỏi.
- Đau vết khâu tầng sinh môn và vết mổ trong một vài cử động mạnh hoặc sử dụng đến cơ bụng.
- Táo bón.
- Bụng đã nhỏ lại nhưng chưa về trạng thái ban đầu. Da bụng vẫn nhão và tử cung vẫn ở phía trên của xương chậu.
- Cân nặng giảm dần.
- Đau nhức bầu vú và đầu ti.
- Nhức mỏi ở cánh tay, đặc biệt là các mẹ phải bế con nhiều.
- Tóc rụng.
Về mặt cảm xúc, mẹ sẽ thấy mình:
- Khá háo hức với việc hỏi học trong cách nuôi con nhưng đôi khi lại thấy buồn bã không hiểu mình đã sinh con như thế nào. Tâm trạng lẫn lộn và nhạy cảm.
- Tự tin hơn vào bản thân nhưng đôi lúc vẫn muốn được người khác chăm sóc.
- Nhu cầu tình dục tăng dần trở lại.
Tất cả các sản phụ sau sinh 6 tuần đều sẽ được hẹn tái khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe. Bác sĩ sẽ khám cho mẹ những vấn đề sau:
- Huyết áp.
- Cân nặng. Lúc này đây các mẹ thường đã giảm được từ 6-8kg.
- Kiểm tra âm đạo để đánh giá tình trạng hồi phục tử cung. Vào thời điểm này, tử cung thường đã co lại ở kích thước và vị trí như trước khi mang bầu.
- Khám tử cung và đường sinh môn để xem xét vết khâu đã hồi phục lại chưa.
- Kiểm tra bầu ngực cũng như các vấn đề bất thường của vú mẹ.
- Hỏi đáp thắc mắc của mẹ sau khi sinh con.
Chăm sóc bản thân để tránh trầm cảm do những thay đổi của cơ thể sau sinh 6 tuần
Với những thay đổi của cơ thể sau sinh 6 tuần như trên, mẹ cần lưu ý kỹ các vấn đề sau đây để giúp cơ thể sớm hồi phục cũng như tránh được các vấn đề nguy hiểm sau sinh, đặc biệt là tình trạng táo bón và trầm cảm.
Mẹ sau sinh và hiện tượng trầm cảm
“Đáng ra mình nên vui vì con chào đời khỏe mạnh, được chồng chăm sóc chu đáo. Nhưng thật lạ là mình lại rất lo lắng, đôi khi buồn đến chảy nước mắt. Đây có phải là điều bất bình thường không?”
Những biểu hiện như mẹ sau sinh trên đây trong Y học gọi là “Trầm cảm của phụ nữ sau sinh”. 50% phụ nữ sau khi sinh con từ 1-6 tuần đều gặp phải điều này. Hầu hết các bác sĩ đều cho rằng nguyên nhân chính của trầm cảm sau sinh là do sự thay đổi về hoóc môn, đặc biệt là Progesterone và Estrogen giảm xuống rất nhiều sau sinh.
Mẹ cần lưu ý rằng những người sinh con lần 2 sẽ có nguy cơ bị trầm cảm nhiều hơn so với mẹ mới sinh con lần đầu. Ngoài yếu tố hoóc môn, các yếu tố khác cũng có thể khiến tình trạng trầm cảm dễ xảy ra như:
- Người thân, gia đình dành sự quan tâm chăm sóc cho bé sơ sinh quá mức cũng có thể khiến mẹ cảm thấy mình bị bỏ rơi.
- Phải ở bệnh viện và tuân theo các quy tắc khiến tâm lý phụ nữ sau sinh trở nên bất thường.
- Chăm sóc con một mình và làm nhiều công việc nhà cũng dễ khiến mẹ trầm cảm.
- Mệt mỏi và đau nhức sau sinh.
- Cảm thấy thất vọng về em bé mới sinh (con nhẹ cân, mặt mũi không dễ thương như mẹ tưởng tượng, bé khóc quá nhiều, v.v.)
- Nuối tiếc về quãng thời gian chưa có con, cảm giác mình già đi và bị mất tự do.
- Hình thể mập mạp.
Nhìn chung, biểu hiện trầm cảm sau sinh thường chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn và sẽ tự hết mà không cần thuốc chữa. Tuy vậy, ở một số mẹ trầm cảm có thể nghiêm trọng hơn.
Do đó mẹ và người thân nên lưu ý đến những điều sau:
- Hạn chế số người đến thăm để mẹ sau sinh có nhiều thời gian bên chồng và con.
- Nếu cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, mẹ cần chủ động san sẻ công việc nhà cho người thân và chồng.
- Ăn uống đầy đủ và bổ dưỡng để cơ thể được cung cấp năng lượng và các chất cần thiết, đặc biệt là canxi.
- Vợ chồng nên có khoảng thời gian dành cho nhau dù chỉ là trong chốc lát.
- Quan tâm tới bản thân. Dành thời gian chăm sóc cơ thể và chuyện quần áo, làm đẹp.
- Tìm cơ hội ra ngoài nói chyện, gặp gỡ với người thân, bạn bè.
Bổ sung dinh dưỡng để phù hợp với những thay đổi của cơ thể sau sinh 6 tuần
Giảm cân và lấy lại dáng vóc như xưa
Mặc dù sau sinh cân nặng của mẹ sẽ giảm xuống nhanh chóng nhưng cơ thể vẫn chưa thực sự trở lại như ban đầu. Việc giảm cân còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là tỉ lệ tăng cân trong quá trình mang thai của mẹ. Mẹ càng tăng cân nhiều khi bầu bí thì sau sinh sẽ càng mất nhiều thời gian để xuống cân. Ngoài ra chế độ ăn uống và luyện tập sau sinh cũng quyết định nhiều đến hình thể. Do đó mẹ cần chú ý đến:
- Lựa chọn thực đơn sau sinh sao cho hợp lý để vừa có sữa cho con bú mà lại không nạp quá nhiều chất béo vào cơ thể.
- Lựa chọn các động tác tập thể dục sau sinh cho những ngày chăm con bận rộn.
- Bổ sung cho cơ thể thật nhiều nước.
- Chọn đồ ăn vặt lành mạnh và dinh dưỡng để không bị tăng cân quá nhiều (chú trọng các loại hoa quả và sữa tươi không đường, ít béo).
- Chịu khó đi bộ thường xuyên.
Những thay đổi của cơ thể sau sinh 6 tuần
Quan hệ sau sinh – Mẹ nhớ đợi ít nhất là 6 tuần
Các bác sĩ thường khuyên mẹ đợi đến khi kiểm tra sau sinh hoàn tất (6 tuần). Ngoài ra 6 tuần là mốc trung bình cho các vết thương lành lặn hoàn toàn cũng như sản dịch đã không còn. Nếu sớm hơn khoảng thời gian này, nguy cơ nhiễm trùng và rách vùng vết thương có thể sẽ cao hơn.
Nếu mẹ còn lo lắng về chuyện ấy sau sinh, hãy nói chuyện với người bạn đời. Từ từ, chậm rãi, bắt đầu với những khoảnh khắc lãng mạn trước khi thực sự đi vào chuyện ấy sẽ giúp mẹ trở nên tự tin hơn.
Tóc rụng quá nhiều
Rụng tóc là một trong những thay đổi của cơ thể sau sinh 6 tuần mà mẹ nào cũng gặp phải. Hiện tượng này có thể kéo dài từ 3-6 tháng sau sinh và sau đó sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, những mẹ nào sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên thì tóc sẽ vẫn rụng nhiều cho đến khi nào ngừng uống thuốc.
Các mẹ cho con bú có thể ít rụng tóc hơn nhưng ngay sau khi bé cai sữa thì mẹ sẽ thấy tóc rụng nhiều hơn bình thường. Mẹ có thể áp dụng một số cách sau để cải thiện tình trạng rụng tóc:
– Ăn uống đủ chất và uống thêm vitamin tổng hợp theo đơn của bác sĩ.
– Sử dụng các loại dầu gội đầu dành riêng cho tóc rụng.
– Tạm thời ngừng ép tóc, duỗi tóc, nhuộm tóc sẽ giúp tóc tránh khỏi các hóa chất. Nhờ đó tóc có thể trở nên chắc khỏe hơn.
Theo The Asianparent Thái Lan
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!