Sản dịch có mùi, đông cục và lẫn máu đỏ hoặc nâu. Những hiện tượng này là điều bình thường với mẹ sau sinh? Sau bao lâu thì sản dịch hết hoàn toàn? Mẹ bầu có cần thiết phải uống thuốc để sản dịch sớm hết?
Sản dịch có mùi – Đây có phải là hiện tượng bình thường với mẹ sau sinh?
Sau khi việc sinh đẻ hoàn thành, ngoài các hiện tượng co thắt tử cung, mẹ sẽ thấy có thêm một vấn đề nữa là chảy máu vùng âm đạo sau sinh. Hiện tượng này còn được biết đến với tên gọi phổ biến là sản dịch.
Dù mẹ có sinh mổ hay sinh thường thì cũng đều thấy có sản dịch như nhau. Sở dĩ cơ thể mẹ có sản dịch sau sinh vì khi con chào đời, nhau thai cũng bong ra khỏi tử cung. Sản dịch có thể là máu của nhau thai nhưng cũng có thể là do quá trình vùng sanh môn bị rách hoặc mẹ bị va chạm, hình thành vết thương khi sinh mổ. Nhìn chung, hiện tượng chảy máu và hình thành sản dịch này sẽ xuất hiện ngay sau khi mẹ sinh con.
Thông thường, sản dịch có mùi hơi tanh giống như mẹ đang bị kinh nguyệt vì đây cũng là một loại máu của cơ thể sản sinh ra. Sau 5-10 ngày sản dịch sẽ loãng dần và không còn mùi tanh nặng giống như ban đầu nữa. Từ 30-45 ngày sau khi sinh con, mẹ sẽ thấy sản dịch hết hoàn toàn, báo hiệu các triệu chứng khó chịu sau sinh đã chấm dứt.
Sản dịch có mùi gây nhiễm khuẩn khi nào?
Khi nào mẹ nhận thấy các dấu hiệu sau đây:
- Mùi hôi khó chịu
- Có màu vàng hoặc xanh
- Mẹ cảm thấy đau rát vùng kín
Những biểu hiện này cho thấy rất có thể sản dịch của mẹ đã bị nhiễm khuẩn. Trong trường hợp này, mẹ cần nhanh chóng đi khám để được siêu âm cũng như kiểm tra âm đạo. Bác sĩ sẽ kê thuốc đặt để giúp vùng âm đạo mau chóng được trở lại sạch sẽ, khỏe mạnh như thường.
Tuy nhiên mẹ cũng cần lưu ý chăm sóc vùng kín thật sạch sẽ, đặc biệt là sau khi tiểu tiện, giữ cho âm đạo luôn được thông thoáng. Ngoài ra mẹ cần bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của mẹ các loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng như kẽm, vitamin C, vitamin D, v.v. Nhờ đó việc phòng tránh sản dịch có mùi cũng sẽ hiệu quả hơn.
Sản dịch có mùi phải làm sao đây?
Xử lý sản dịch sau sinh để phòng tránh hiện tượng viêm nhiễm như thế nào?
Sản dịch sau sinh có thể kéo dài từ 30-45 ngày. Khoảng thời gian khá dài này yêu cầu mẹ phải biết chăm sóc vùng kín hợp lý để giữ cho cơ thể sạch sẽ và phòng tránh khỏi các hiện tượng viêm nấm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe. Dưới đây là một số điều mẹ cần lưu ý để tránh hiện tượng sản dịch có mùi và bị nhiễm khuẩn:
Thay băng vệ sinh từ 2-3 tiếng/lần trong những ngày đầu tiên sau sinh. Khi máu ít và loãng dần thì có thể kéo dài thời gian dùng băng vệ sinh lên thành 3-4 tiếng/lần. Lưu ý là không nên để quá 4 tiếng vì sẽ càng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn. Thay băng vệ sinh thường xuyên là một trong các cách tốt nhất để giúp vùng kín của mẹ luôn sạch sẽ và không mùi.
Với các mẹ sinh thường, cần lưu ý thêm về vết khâu tầng sinh môn, điều này sẽ giúp cho mẹ tránh bị nhiễm khuẩn cũng như nhiễm trùng. Ngay sau sinh, mẹ nên thường xuyên tắm rửa mà không cần kiêng cữ (ít nhất là 1 lần/ngày). Xông hơi và ngâm mình trong nước ấm cũng sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái và cơ thể sạch sẽ hơn.
Mẹ có thể áp dụng các cách sau để giúp đẩy nhanh sản dịch như:
- Uống nước chè vằng. Loại thức uống này không những giúp mẹ lợi sữa mà có rất tốt trong việc đẩy sản dịch ra ngoài cơ thể mẹ.
- Sử dụng rau ngót. Kinh nghiệm cho thấy nước uống rau ngót hoặc các món ăn từ rau ngót đều mang lại lợi ích cho mẹ sau sinh, nhất là với vấn đề sản dịch.
Sản dịch sẽ hết sau bao lâu?
Vào tuần đầu tiên sau sinh, sản dịch thường ra nhiều và có màu đỏ tươi. Từ tuần thứ 2 trở đi, sản dịch sẽ loãng dần và ít đi, màu máu cũng đậm hơn với màu nâu. Khi tử cung đã co lại hoàn toàn, máu cũng thường ngừng chảy. Quá trình này có thể diễn ra trong khoảng 6-7 tuần.
Sản dịch có mùi liệu có phải là dấu hiệu nguy hiểm?
Trường hợp ra máu sản dịch như thế nào là nguy hiểm với mẹ sau sinh?
Nếu mẹ thấy có các hiện tượng sau thì nên nhanh chóng đi khám để tìm ra nguyên nhân và cách xử lý kịp thời:
- Máu ra nhiều đến mức phải thay băng vệ sinh trong vòng 1 tiếng đồng hồ.
- Màu máu đỏ tươi nhiều hơn trong 4 ngày sau sinh.
- Xuất hiện các cục máu đông cỡ lớn.
- Cảm thấy hoa mắt, chóng mặt như sắp ngất.
- Tim đập nhanh và mạch đập không bình thường.
Đây là các biểu hiện cho thấy cơ thể mẹ đang mất máu. Do đó, mẹ tuyệt đối không được chủ quan mà có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Theo theAsianparent Thái Lan
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!