Thịt vịt chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, liệu bà đẻ có ăn được thịt vịt không khi nhiều người tin rằng đây là thực phẩm gây hại cho thai phụ?
Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt là rất cao
Thịt vịt chứa nhiều protein, canxi, lipid và kali… Trung bình cứ 100gr thịt vịt thì cung cấp 337 kcal cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu khác. Đây đều là những chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp năng lượng cho con người.
Còn theo đông y, thịt vịt có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tốt trong việc giải độc. Đồng thời, thịt vịt còn có khả năng hỗ trợ bệnh tim mạch, bệnh lao phổi. Thịt vịt cũng được xem là có tác dụng phòng tránh được nhiều bệnh lý ung thư. Ngoài ra ăn thịt vịt còn giúp gọi sữa về nhanh, hỗ trợ bà đẻ phục hồi sức khỏe. Vì thế, bà đẻ có thể ăn thịt vịt, tuy nhiên, cần xác định thời gian ăn và cách ăn.
Thịt vịt rất nhiều chất dinh dưỡng, có thể giúp bà đẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe
Vậy bà đẻ có ăn được thịt vịt không?
Để trả lời cho câu hỏi bà đẻ ăn được thịt vịt không? Thì đa phần bà đẻ đều có thể ăn được thịt vịt. Nhưng không phải là tất cả các sản phụ sau sinh đều có thể thưởng thức món thịt này. Theo bác sĩ Hoàng Xuân Đại – nguyên bác sĩ công tác tại Bộ Y tế, thịt vịt có tính hàn. Vì thế những người mới phẫu thuật không nên ăn loại thịt này. Bởi lẽ nó có thể khiến vết mổ sưng tấy, khó lành và thậm chí mưng mủ. Thai phụ để mổ vì vậy không được sử dụng thịt vịt trước khi vết mổ lành.
Người có hệ tuần hoàn kém cũng không nên sử dụng nhiều thịt vịt. Bởi nó sẽ làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch. Ngoài ra sản phụ nếu bị ho cũng nên kiêng thịt vịt. Lý do là vì loại thịt này có thể khiến tình trạng ho trầm trọng hơn.
Những sản phụ nào nên tránh ăn thịt vịt?
Thịt vịt rất tốt cho quá trình hồi phục sức khỏe của bà đẻ. Tuy nhiên, khi mới sinh xong, hệ tiêu hóa của sản phụ mới sinh rất yếu. Đường ruột và dạ dày sản phụ sẽ rất nhạy cảm và chưa trở lại bình thường. Vì thế, bà đẻ không nên ăn ngay. Nếu ăn ngay dễ bị đau bụng, khó tiêu, đầy hơi.
Với các mẹ sinh thường bị rạch tầng sinh môn, các mẹ sinh mổ nên tránh ăn thịt vịt trong thời gian ở cữ. Bởi vì, đây là giai đoạn mẹ đang lên da non, việc ăn thịt vị có nguy cơ gây sẹo lồi. Chưa kể thịt vịt có thể gây mưng mủ, làm chậm quá trình phục hồi. Vì thế, các mẹ hãy đợi đến khi vết mổ hay vết rạch lành và khô hẳn thì hãy ăn thịt vịt.
Thịt vịt được chế biến thành nhiều món rất ngon, tuy nhiên mẹ hãy đợi vết mổ lành hẳn rồi hãy ăn nhé!
Ăn thịt vịt thế nào là an toàn
Đối với mẹ sinh thường, thời điểm có thể ăn thịt vịt là từ 3-4 tuần sau sinh. Đối với mẹ sinh mổ, thời điểm nên ăn thịt vịt là từ 2-3 tháng sau sinh. Khi mới bắt đầu ăn, các mẹ chỉ nên ăn phần thịt nạc, bỏ da, bỏ mỡ. Có như thế mới không bị đầy hơi, khó tiêu hay bị ngấy. Tốt nhất là các mẹ nên ăn từng chút một để dò xem phản ứng của cơ thể cũng như của bé (nếu mẹ đang cho bé bú).
Nếu cả hai không có phản ứng gì bất thường thì có thể ăn thịt vịt từ 1-2 bữa/tuần. Khi chế biến thịt vịt, cần chế biến kỹ càng sạch sẽ và đảm bảo. Đồng thời, các mẹ sau khi sinh cũng chỉ nên ăn thịt vịt chế biến tại nhà. Sản phụ không nên ăn thịt vịt chế biến ngoài hàng quán dễ mất vệ sinh.
Thịt vịt chế biến được rất nhiều món, tuy nhiên không phải món nào mẹ cũng ăn được. Mẹ nên ăn những món như cháo vịt đậu xanh, thịt vịt luộc hay thịt vịt tiềm, thịt vịt kho… Các mẹ không nên ăn những món như vịt om măng hay om sấu. Ngoài ra bà đẻ cũng không nên ăn món thịt vịt có nấu cùng mộc nhĩ (nấm mèo).
Ăn thịt vịt đúng cách sẽ hỗ trợ tốt cho sức khỏe của mẹ và bé
Món ăn từ thịt vịt cho bà đẻ
Các mẹ có thể nấu thịt vịt với hạt sen. Món này ngoài giá trị dinh dưỡng cao cho sản phụ mà còn là liều thuốc chữa chứng mất ngủ. Thịt vịt sau khi làm sạch, chà với muối và gừng để khử bớt mùi tanh thì bắt đầu nhồi. Hỗn hợp nhồi vào bụng vịt gồm hạt sen, thịt bằm. Mẹ rửa hành lá rồi bằm nhuyễn cùng nấm hương, nhớ cho hạt nêm vào hỗn hợp. Sau đó, xếp vịt vào nồi, cho nước lọc vào hầm kỹ. Món ăn này có thể ăn kèm với cơm, bún hay bánh mì đều ngon
Dễ làm hơn, các mẹ có thể nấu món cháo vịt đậu xanh. Dùng nước luộc vịt để nấu cháo. Khi cháo nhừ thì cho đậu xanh vào cho đến khi chín và nở mềm. Các mẹ nêm nếm gia vị cho vừa ăn, khi ăn rắc thêm tiêu và hành ngò. Cháo được ăn kèm với thịt vịt và nước mắm gừng chua ngọt.
Cháo vịt đậu xanh – món ngon dễ nấu dễ ăn từ thịt vịt
Lời kết cho thắc mắc “bà đẻ ăn được thịt vịt không?”
Với thành phần dinh dưỡng phong phú, thịt vịt rất thích hợp có mặt trong thực đơn của bà đẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với món ăn bổ dưỡng này. Ngoài ra để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé thì cần chú ý đến cách chế biến, cách ăn và thời điểm ăn.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!