theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Trở thành cha mẹ
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thời kỳ mang thai
    • 3 tháng đầu
    • 3 tháng giữa
    • 3 tháng cuối
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Thực hư chuyện bà bầu đi thăm bà đẻ về gặp vận xui

Mất 7 phút để đọc
•••
Thực hư chuyện bà bầu đi thăm bà đẻ về gặp vận xuiThực hư chuyện bà bầu đi thăm bà đẻ về gặp vận xui

Bà bầu đi thăm bà đẻ có sao không? Theo quan niệm dân gian, phụ nữ mang thai không nên đi thăm bà đẻ tuy nhiên dưới góc nhìn khoa học, điều này là hoàn toàn bình thường và không gây nguy hại gì cho sức khỏe đôi bên.

Bà bầu đi thăm đẻ dường như là một thắc mắc của không ít mẹ bầu. Bà bầu đi thăm bà đẻ là điều kiêng kỵ trong văn hoá của người Việt Nam. Các bậc ông bà thường không muốn con cháu của mình đang mang thai mà đi thăm người đang ở cữ. Lý do là cả mẹ bầu và em bé sẽ không gặp may mắn. Vậy quan niệm này có đúng không? Trong bài viết dưới đây mời các mẹ tìm hiểu thêm về:

  • Nguyên nhân bà bầu không nên đi thăm bà đẻ theo quan niệm người xưa
  • Góc nhìn khoa học của câu chuyện và
  • Những lưu ý khi mẹ bầu đi thăm bà đẻ.

Theo quan niệm của người xưa, tại sao bà bầu không nên đi thăm người đẻ?

Việc bà bầu đi thăm bà đẻ là việc làm không nên theo quan niệm của người xưa. Điều cấm kỵ này thực chất xuất phát từ lòng tốt. Đó là sự lo lắng của người lớn đối với sức khỏe của mẹ bầu. Những điều cấm kỵ này đôi khi khiến các mẹ bầu khó xử.

Bạn có thể chưa biết:

Thực hư chuyện đi thăm bà đẻ trong ngày “đèn đỏ” sẽ gây xui xẻo cho chị em

Gợi ý những món quà ý nghĩa khi đi thăm bà đẻ

Ba-bau-di-tham-ba-de-co-sao-khong

Bà bầu đi thăm bà đẻ có sao không?

Theo những người lớn tuổi, họ sẽ sợ con cháu mình gặp phải những điều xui xẻo:

  • 2 bé sinh ra sẽ hay ganh tị nhau. Bé mới sinh ra sẽ “át vía” bé đang nằm trong bụng, khiến em chậm lớn và khó nuôi hơn.
  • Mẹ bầu nếu đang làm việc kinh doanh mà đi thăm bà đẻ thì có thể ảnh hưởng tới vận may của mình. Nó khiến mọi việc xảy ra không được trôi chảy.
  • Dễ làm ảnh hưởng tới em bé trong bụng. Lúc này em bé sẽ bị “gọi ra”, điều này có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai hay sinh non của bé.

Những điều cấm kỵ hay quan niệm này thực tế xuất phát từ lòng tốt, sự lo lắng cho sức khỏe của mẹ bầu, 1 phần sự lo lắng cũng là do mẹ bầu gặp khó khăn trong việc đi lại di chuyển đến nhà hay nhất là đến bệnh viện để thăm bà đẻ (sức đề kháng mẹ bầu suy giảm nên dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn, virus gây bệnh trong khi bệnh viện là nơi ẩn chứa nhiều tác nhân gây hại. Bệnh viện tập trung đông người, dễ có tình trạng chen lấn xô đẩy…). Tuy nhiên cũng chính những quan niệm này nhiều lúc làm các mẹ khó xử và lo lắng nếu bà đẻ mình có ý định đi thăm là chị em trong gia đình, bạn bè lâu năm thân thiết…

Dưới góc nhìn của khoa học, bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không?

Đến thời điểm hiện nay, chưa có một công trình nghiên cứu cũng như kết luận của các nhà khoa học về việc bà bầu không được đi thăm bà đẻ. Việc cấm kỵ này chỉ là những lời đồn và truyền miệng trong dân gian.

Ba-bau-di-tham-ba-de-co-sao-khong

Chưa có bằng chứng khoa học nào chứng mình được quan niệm dân gian

Bên cạnh đó, chưa có bằng chứng hay nghiên cứu khoa học nào chỉ ra mối liên quan của việc sảy thai hay sinh non với việc đi thăm bà bầu. Việc sảy thai, sinh non phụ thuộc vào sức khỏe của mẹ trong thời gian thai kỳ. Ngoài ra, nguyên do là mẹ bị mắc phải các bệnh như: tim, thận, bị biến chứng thai kỳ, các vấn đề về nhau thai, stress nặng, suy dinh dưỡng…

Việc chậm lớn của bé cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không phải chỉ việc đi thăm người đẻ. Còn chuyện ganh đua giữa các bé của hai nhà thân thiết với nhau cũng không phải chuyện hiếm gặp. Vì vậy, các mẹ đừng nên quá lo lắng về chuyện kiêng đi thăm bà đẻ trong thời gian mang thai.

Việc bà bầu đi thăm bà đẻ sẽ làm tăng thêm sự gắn bó giữa cả hai gia đình. Lúc này hai bà mẹ có thể tâm sự và trao đổi những kinh nghiệm bầu bí, sinh đẻ của mình. Điều này sẽ giúp cho bà bầu cảm thấy giảm đi được phần nào sự căng thẳng cho việc vượt cạn sắp tới.

Những lưu ý khi bà bầu đi thăm bà đẻ

Mẹ đã không còn băn khoăn tại sao bà bầu không được đi thăm bà đẻ, tuy nhiên khi đi thăm người mới sinh nở mẹ cũng nên chú ý 1 số điều sau:

Bạn có thể chưa biết:

Bật mí một số mẹo dân gian giải xui khi thăm bà đẻ

Nguyên tắc khi đi thăm bà đẻ và trẻ sơ sinh mọi người nên nhớ

Ba-bau-di-tham-ba-de-co-sao-khong

Bà bầu đi thăm bà đẻ nên lưu ý nhiều vấn đề

  • Mẹ bầu có sức khỏe tốt. Nếu bạn dễ xúc động và được bác sĩ khuyên không nên đi lại nhiều thì tốt nhất là nên ở nhà. Bạn có thể gọi điện hỏi thăm.
  • Mẹ nên thăm bà đẻ ở nhà của họ, tránh đi trực tiếp đến bệnh viện. Bệnh viện là môi trường có rất nhiều vi khuẩn. Nó sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của mẹ bầu.
  • Đi thăm khi bà đẻ và con mới sinh đang khỏe mạnh, không đến thăm khi họ bị các bệnh về hô hấp hay cảm.
  • Trước khi đến thăm nên gọi điện hỏi trước. Ngoài ra, mẹ bầu cần vệ sinh sạch sẽ nếu bế bé khi được mẹ đẻ cho phép. Bạn không nên hôn bé.
  • Thời gian thăm nom vừa đủ, không ngồi quá lâu để mẹ bầu và mẹ đẻ đều có thời gian nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe.
  • Mẹ bầu cũng nên đi đứng cẩn thận, tránh những trường hợp té ngã làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé.

Kết

Việc bà bầu không được đi thăm bà đẻ là một kiêng cữ của dân gian không có cơ sở khoa học. Những trường hợp đáng tiếc xảy ra sau khi bà bầu đi thăm bà đẻ là những điều trùng hợp mà thôi.

Tuy nhiên, để không làm tăng thêm áp lực cũng như sự lo lắng cho mẹ bầu, chị em có thể lựa chọn cách hỏi thăm qua điện thoại Người xưa có câu “có kiêng có lành”. Nếu cảm thấy không an tâm, chị em hãy ở nhà nghỉ ngơi để chuẩn bị vượt cạn.

Xem thêm:

  • Nguyên tắc đi thăm bà đẻ và trẻ sơ sinh mọi người nên nhớ
  • Đi thăm bà đẻ nên mua gì để tốt cho cả mẹ và bé?
  • Bí mật một số mẹo dân gian giải xui khi đi thăm bà đẻ

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Bài viết của

Vũ Mỵ

  • Home
  • /
  • Trở thành cha mẹ
  • /
  • Thực hư chuyện bà bầu đi thăm bà đẻ về gặp vận xui
Chia sẻ:
•••
  • Bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không và sự thật đằng sau điều kiêng kỵ này

    Bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không và sự thật đằng sau điều kiêng kỵ này

  • Thực hư chuyện đi thăm bà đẻ trong ngày "đèn đỏ" sẽ gây xui xẻo cho chị em

    Thực hư chuyện đi thăm bà đẻ trong ngày "đèn đỏ" sẽ gây xui xẻo cho chị em

  • Thai 37 tuần gò cứng bụng có phải là dấu hiệu cảnh báo mẹ sinh non?

    Thai 37 tuần gò cứng bụng có phải là dấu hiệu cảnh báo mẹ sinh non?

  • Tìm hiểu 7 biện pháp tránh thai sau sinh an toàn và khoa học nhất

    Tìm hiểu 7 biện pháp tránh thai sau sinh an toàn và khoa học nhất

app info
get app banner
  • Bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không và sự thật đằng sau điều kiêng kỵ này

    Bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không và sự thật đằng sau điều kiêng kỵ này

  • Thực hư chuyện đi thăm bà đẻ trong ngày "đèn đỏ" sẽ gây xui xẻo cho chị em

    Thực hư chuyện đi thăm bà đẻ trong ngày "đèn đỏ" sẽ gây xui xẻo cho chị em

  • Thai 37 tuần gò cứng bụng có phải là dấu hiệu cảnh báo mẹ sinh non?

    Thai 37 tuần gò cứng bụng có phải là dấu hiệu cảnh báo mẹ sinh non?

  • Tìm hiểu 7 biện pháp tránh thai sau sinh an toàn và khoa học nhất

    Tìm hiểu 7 biện pháp tránh thai sau sinh an toàn và khoa học nhất

  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore
  • Thailand
  • Indonesia
  • Philippines
  • Malaysia
  • Sri Lanka
  • India
  • Vietnam
  • Australia
  • Japan
  • Nigeria
  • Kenya
© Copyright theAsianparent 2021. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng
Bài viết
  • cộng đồng
  • COVID-19
  • Trở thành cha mẹ
  • Sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
  • Nuôi dạy con
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Phong cách sống
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
Công cụ
  • ?Cộng đồng
  • Theo dõi thai kỳ
  • Theo dõi bé yêu
  • Công thức
  • Thức ăn
  • Bình chọn
  • VIP Parents
  • Cuộc thi
  • Photobooth

Tải app của chúng tôi

  • Liên hệ quảng cáo
  • Về chúng tôi
  • Đội ngũ chúng tôi
  • Hướng dẫn cộng đồng
  • Liên hệ
  • Điều khoản sử dụng
  • Trở thành cộng tác viên
  • Công cụ
  • Bài viết
  • ?Hỏi & Đáp
  • Bình chọn
Xem trong app