Cho dù bạn có mối quan hệ thân thiết với người mẹ, cho dù cô ấy không nói ra, nhưng bạn cũng nên tuân thủ những nguyên tắc khi thăm bà đẻ và trẻ sơ sinh này. Điều này không chỉ để giữ phép lịch sự và sự thấu hiểu dành cho người mẹ và bé mới sinh, nhiều người cũng kiêng một số việc làm sau đây đấy!
-
Hẹn trước khi đến thăm
Thăm em bé và mẹ mới sinh trong bệnh viện hay tại nhà sẽ không giống như khi bạn đến thăm mẹ bầu. Họ có thể không sẵn lòng như mọi khi. Người mẹ cần thời gian để nghỉ ngơi, làm quen với thiên thần nhỏ mới chào đời trước khi muốn giới thiệu bé với mọi người. Vì thế, lúc này, bạn nên tôn trọng mẹ mới sinh bằng cách hẹn trước khi đến. Để họ chuẩn bị và thoải mái trò chuyện với bạn hơn.
Nguyên tắc khi thăm bà đẻ và trẻ sơ sinh
-
Rửa tay sạch
Mẹ bé sẽ không nói ra đâu, nhưng ai cũng muốn mọi người phải thật sạch sẽ mới được chạm vào bé. Vì vậy, trước khi chạm vào em bé, bạn nên rửa tay nhé. Em bé mới sinh rất nhạy cảm và mong manh, hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện. Vì thế, bé dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn.
-
Không hôn em bé
Bạn biết đấy, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh khá yếu và chưa hoàn thiện. Nên bé rất nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh bên ngoài, nhất là từ những người đến thăm bé. Bạn nên nhớ rằng miệng là nơi tập trung nhiều vi khuẩn nhất trong cơ thể. Cho nên, bạn đừng vì thấy bé quá đáng yêu mà hôn bé vì có thể gây hại cho bé đấy. Xem thêm Hãy suy nghĩ kỹ trước khi hôn con
-
Chỉ ẵm bé con khi mẹ bé đồng ý
Hoàn toàn hợp lý khi bạn đợi sự đồng ý của người mẹ mới ẵm trẻ. Khi mẹ sẵn sàng và thoải mái. Thật thì các mẹ sẽ cảm thấy khó xử hoặc tội lỗi nếu không chịu để cho bạn bè hoặc họ hàng bế bé. Nhưng thực tế trong những ngày đầu tiên này. Bản năng làm mẹ của các mẹ trỗi dậy rất mạnh mẽ. Tình mẫu tử thiêng liêng giúp mẹ có thể chăm sóc, bảo vệ và nuôi nấng bé con yếu ớt của mình. Vì thế nếu mẹ đã không muốn hoặc chưa sẵn sàng thì bạn hãy chấp nhận. Không nên chống đối hoặc cố tình sấn sổ nhào đến bế bé.
Nhưng nếu bạn vẫn tuân theo những chỉ dẫn từ đầu đến giờ, và lấy được thiện cảm của cặp bố mẹ. Có lẽ bạn sẽ được ẵm bé con thôi. Hãy thử pha cho người mẹ một tách trà nóng. Trong khi cô ấy đang nhâm nhi tách trà, bạn hãy gợi ý mẹ cho mình ẵm bé con một tí. Cũng đừng quên cho mẹ thấy là bạn đã rửa tay rất sạch sẽ trước khi ẵm bé nhé.
Thật tiếc nếu lúc bạn đến thì bé con đang ngủ, chắc chắn bạn không được phép đánh thức bé dậy đâu. Bạn cũng đừng bao giờ mong đợi bố mẹ bé con sẽ làm vậy vì họ không làm đâu. Vì thế nếu bạn vẫn muốn ẵm bé cưng thì cần phải chờ lần ghé thăm tiếp theo vậy.
-
Cần biết khi nào phải trả bé về cho mẹ
Bạn đừng cứ ôm chằm chặp lấy bé con nhé. Khi một vị khách ghé thăm và cứ ôm khư khư lấy em bé chẳng chịu trả về cho mẹ, thì đó là thứ khiến bà mẹ trẻ khó chịu hơn bao giờ hết. Vì thế bạn chỉ nên ẵm nựng bé con một chút rồi trả về ngay cho mẹ để bé có được cảm giác an toàn trở lại. Hoặc là đưa cho vị khách kế tiếp nếu mẹ có gợi ý đó.
Nếu như bé con bật khóc khi bạn đang ẵm bé, thì hãy đừng chần chừ mà nên trả bé lại cho bố mẹ bé. Một số phụ huynh có thể sẽ vui vẻ nếu bạn dỗ dành được bé nín khóc. Nhưng đối với những ai không “dễ dãi” như vậy. Đây lại là một cách tra tấn khi phải nghe tiếng con khóc trong vòng tay của người lạ. Tiếng khóc của trẻ sơ sinh có thể khiến mẹ của chúng lo lắng và không giữ bình tĩnh được. Hơn nữa nó còn dẫn đến hậu quả làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp ở cả mẹ và bé. Vì thế bạn nhớ gợi ý mẹ xem thử khi nào là lúc phải trả bé con về cho mẹ nhé.
Nguyên tắc khi thăm bà đẻ và trẻ sơ sinh
-
Đảm bảo nói những điều tốt lành
Nếu bạn nghĩ thiên thần nhỏ thật đáng yêu và tuyệt vời. Cũng như thấy họ là cặp bố mẹ quá tuyệt vời, bạn cứ thoải mái nói với họ điều đang nghĩ nhé. Nhưng đừng có “được đằng chân thì lân đằng đầu” tự do khuyên nhủ cặp bố mẹ trẻ đấy. Chỉ trừ trường hợp bạn thật sự được họ hỏi. Nếu như bà mẹ trẻ than phiền về việc mệt mỏi và đau nhức mình mẩy. Bạn đừng lấy đây làm cơ hội để “dạy dỗ” rằng cô ấy cần phải làm như thế nào. Thay vào đó hãy tỏ ra cảm thông với người mẹ để cô ấy có thể hiểu bạn hơn.
Còn nếu may mắn bạn được bố mẹ trẻ xin lời khuyên. Hãy thoải mái chia sẻ những ý tưởng của bạn. Nhưng không phải theo hơi hướng phán xét đâu nhé. Mọi cặp bố mẹ trên thế giới đều khác nhau. Và đặc biệt những ông bố bà mẹ trẻ thì thường thiếu tự tin hơn cả. Vì thế bạn hãy giúp họ xây dựng sự tự tin bằng lòng tốt thật sự và những lời nói trấn an cặp phụ huynh trẻ.
-
Đừng dẫn con theo nếu con bạn đang ốm
Chuyến thăm của bạn sẽ có ý nghĩa hơn nếu bạn chỉ tập trung vào mẹ và bé chứ không phải phân tâm đến con bạn, đặc biệt nếu con bạn đang bị ốm. Chở con theo có thể khiến bạn lo lắng và còn ảnh hưởng đến người mẹ mới sinh nữa. Vì vậy, bạn không nên đem thêm phiền phức cho họ nữa. Đồng thời, em bé sơ sinh cũng chưa có đủ miễn dịch với các bệnh. Nên bé dễ bị lây bệnh từ con bạn. Tuy nhiên, trong trường hợp bắt buộc. Bạn có thể mang con theo nhưng đừng để con chạm vào em bé sơ sinh nhé. Bạn nên giải thích với con điều này trước khi đi thăm trẻ sơ sinh.
-
Đừng ở lại quá lâu
Đây là một nguyên tắc cơ bản nhé, chỉ trừ khi bạn được cho phép ở lại lâu từ đầu. Còn nếu không thì 1 tiếng là quá đủ cho một cuộc thăm viếng rồi. 1 tiếng có vẻ là chẳng nhiều nhặn gì nhưng đối với những cặp bố mẹ trẻ. Những ngày đầu sau khi sinh rất khó khăn, bị thiếu ngủ. Do vậy việc giao tiếp với người ngoài thường không dễ chịu. Hơn nữa là cứ phải nhoẻn miệng cười đón trong khi đang mệt mỏi.
Hy vọng những nguyên tắc này sẽ giúp chuyến thăm trẻ sơ sinh của bạn được suôn sẻ và vui vẻ!
Tổng hợp cho theAsianparent Việt Nam
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!