Bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không? Đi thăm bà đẻ khi đang mang thai giúp bà bầu học hỏi thêm những kiến thức và kinh nghiệm đi trước từ người vừa sinh con để có một thai kỳ khỏe mạnh và chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình vượt cạn sắp tới.
- Quan niệm dân gian về việc bà bầu kiêng thăm bà đẻ
- Có cơ sở khoa học nào kiểm chứng điều này không
- 1 số lưu ý khi bà bầu đi thăm bà đẻ
Quan niệm dân gian về việc bà bầu đi thăm bà đẻ
Bà bầu không nên đi thăm bà đẻ là một quan niệm có từ rất lâu đời của dân gian ta. Theo khảo sát từ nhiều nguồn thì có nhiều nguyên nhân khiến các mẹ tin rằng phụ nữ mang thai nên kiêng kỵ đi thăm bà đẻ. Một số ý kiến cho rằng có thai mà đi thăm bà đẻ sẽ khiến đứa bé trong bụng ghen tỵ và muốn ra ngoài nhanh hơn. Điều này dễ khiến mẹ bị sinh non. Ngoài ra, hai đứa trẻ khi lớn lên cũng sẽ có sự ganh đua nhau chứ không được hòa thuận.
Một số người khác lại cho rằng việc đi thăm bà đẻ khi mang thai sẽ khiến bé trong bụng mẹ bị át vía, sau này sẽ rất khó nuôi. Hơn nữa, đi thăm bà đẻ vào những ngày đầu tháng sẽ khiến cả tháng xui xẻo. Đối với bà bầu, đó lại là chuyện càng cần phải kiêng cử hơn.
Quan niệm dân gian về việc bà bầu đi thăm bà đẻ? (Nguồn ảnh: istockphoto)
Những quan niệm này thực chất chỉ xuất phát từ sự quan tâm và lo lắng của người lớn đối với các con cháu đang mang thai. Tuy nhiên điều này có thể khiến bà bầu khó xử và lo lắng. Vậy, sự thật đằng sau quan niệm này là gì? Bà bầu có nên đi thăm người đẻ?
Bạn có thể chưa biết:
Thực hư chuyện bà bầu đi thăm bà đẻ về gặp vận xui
Khoa học nói gì về điều này
Hiện nay, khoa học trên thế giới chưa có một kết luận nào cho việc bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không. Tuy nhiên, các lý do trên là hoàn toàn vô lý và không có giá trị.
Việc một số bà bầu đi thăm bà đẻ sau đó bị sinh non hoặc sảy thai… hoàn toàn chỉ là trùng hợp và do nhiều yếu tố khác gây nên như chế độ ăn uống không cẩn thận hoặc đi lại bất cẩn chứ không liên quan gì đến việc đi thăm bà đẻ.
Còn việc bé khó nuôi hay hai đứa trẻ có sự ganh đua nhau khi lớn lên cũng không phải là chuyện hiếm gặp. Đây hoàn toàn là do những lý do khách quan liên quan đến cơ địa sức khỏe cũng như tính cách của các bé.
Một số lưu ý cho bà bầu khi đi thăm bà đẻ (Nguồn ảnh: istockphoto)
Vì vậy, với câu hỏi bà bầu có đi thăm bà đẻ được không thì câu trả lời là hoàn toàn được các mẹ nhé. Đi thăm bà đẻ khi đang mang thai giúp bà bầu học hỏi thêm những kiến thức và kinh nghiệm đi trước từ người vừa sinh con để có một thai kỳ khỏe mạnh và chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình vượt cạn sắp tới. Vậy nên điều này không những không gây hại gì mà còn rất tốt cho bà bầu.
Tuy nhiên, đối với các bà bầu có sức khỏe yếu hoặc gặp phải những tình trạng như nhau tiền đạo, nhau bong non, đa ối,… cần hạn chế di chuyển nhiều thì không nên đi thăm mà nên ở nhà nghỉ ngơi để bảo đảm sức khỏe.
Bạn có thể chưa biết:
Thực hư chuyện đi thăm bà đẻ trong ngày “đèn đỏ” sẽ gây xui xẻo cho chị em
Một số lưu ý cho bà bầu khi đi thăm bà đẻ
Chọn quà theo tâm lý các mẹ sau sinh
Một điều không thể thiếu khi đến thăm bà đẻ chính là tặng những món quà thay cho lời chúc “Mẹ tròn con vuông”. Bà bầu nên lựa chọn những món quà hữu dụng cho cả mẹ va bé như: đồ dùng cho trẻ sơ sinh (quần áo, bình sữa, chăn gối…) với những chất liệu mềm mại phù hợp với trẻ. Đối với mẹ sau sinh, ngoài các loại sữa hỗ trợ vết thương, nhanh lấy lại sức khỏe thì những mỹ phẩm dưỡng da với thành phần thiên nhiên là điều mà các mẹ luôn mong mỏi để lấy lại sự tự tin sau khi trải qua thời gian dài với những thay đổi của cơ thể.
Không nên thăm bà đẻ ở bệnh viện
Bà bầu khi mang thai sẽ có hệ miễn dịch nhạy cảm và yếu hơn bình thường nên sẽ rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Trong khi đó, bệnh viện lại là nơi ẩn chứa nhiều tác nhân gây bệnh không tốt cho sức khỏe bà bầu.
Bên cạnh đó, để đến được phòng thai sản, bà bầu có thể phải đi bộ rất nhiều và phải chen lấn ở một số khu vực đông người nên có thể bị động thai, sảy thai hoặc sinh non. Vì vậy, tốt nhất nên đợi bà đẻ xuất viện về nhà rồi hãy đến thăm sẽ an toàn hơn.
Vệ sinh sạch sẽ trước khi bước vào phòng em bé
Hệ miễn dịch của mẹ sau sinh và em bé mới vừa chào đời còn yếu nên chưa có khả năng chống lại vi khuẩn cũng như các mầm mống gây bệnh. Vì vậy, bà bầu cần phải rửa tay, rửa chân sạch sẽ bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn chuyên dụng trước khi vào thăm nhé.
Ngoài ra, bà bầu cũng không nên đến thăm nếu bà đẻ đang mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm, ho… để tránh bị lây nhiễm virus sang cơ thể mình.
Bạn tuyệt đối không nên bế hoặc hôn bé (Nguồn ảnh: istockphoto)
Không hôn bé
Bạn tuyệt đối không nên bế hoặc hôn bé nếu chưa được sự cho phép của mẹ bé. Ngoài ra, răng, hàm, miệng là vị trí chứa nhiều vi khuẩn, virus nhất nên khi hôn bé, hơi thở của bạn sẽ truyền qua bé làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn lên gấp nhiều lần.
Không thăm quá lâu
Phụ nữ sau khi sinh cần nhiều thời gian nghỉ ngơi, tẩm bổ để hồi phục lại sức khỏe. Bên cạnh đó, họ cũng cần thời gian để chăm con nên bà bầu lưu ý chỉ nên thăm nom trong thời gian vừa đủ, không ngồi quá lâu nhé.
Vừa rồi là những thông tin xoay quanh vấn đề bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không. Đi thăm bà đẻ thực chất sẽ không gây hại gì cho bà bầu nếu bà bầu tuân thủ các lưu ý trên để bảo vệ sức khỏe cho mình và cho cả bà đẻ lẫn em bé mới sinh ra.
Dân gian có rất nhiều kinh nghiệm lưu truyền đáng quý với mục đích giữ gìn, kiêng cữ. Không thể phủ nhận rằng những kinh nghiệm dân gian là đúng đắn trong nhiều trường hợp, tuy nhiên cũng có 1 vài trong số đó đã không còn phù hợp với xã hội hiện đại ngày nay. Do đó các chị em nên sáng suốt và tìm hiểu kỹ thông tin cũng như kiến thức khoa học trong từng trường hợp, từ đó quyết định không áp dụng hay tham khảo và áp dụng linh hoạt vào hoàn cảnh của bản thân. Hãy luôn là những người phụ nữ và bà mẹ thông thái nhé các chị em.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!