Đi thăm bà đẻ có đen không? Theo quan niệm trong dân gian, người xưa cho rằng đầu tháng đi thăm gái đẻ thì dông cả tháng còn đầu năm đi thăm bà đẻ thì dông cả năm.
- Đi thăm bà đẻ có đen không? Tâm sự người trong cuộc
- Quan niệm xuất phát từ người xưa
- Có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ không
- Đi thăm bà đẻ có đen không? Góc nhìn từ phía bác sỹ
Từ lâu, nhiều người thường rỉ tai nhau quan niệm tránh đi thăm sản phụ mới sinh. Nhất là vào ngày mùng 1 đầu tháng. Thậm chí, nhiều ý kiến còn cho rằng, sau khi thăm bà đẻ sẽ gặp nhiều chuyện không vui, không may mắn. Ông bà ta có câu “gặp đám ma là may còn gặp đám cưới thì đen”. Vậy nên việc sản phụ sinh con là chuyện vui của cả gia đình. Nhưng sẽ không phải là điềm lành đối với những người đến thăm.
Cùng tìm hiểu những câu chuyện dở khóc dở cười khi thăm bà bầu.
Đi thăm bà đẻ có đen không? Tâm sự người trong cuộc
Sau khi đi thăm cô cháu họ mới sinh con đầu lòng được 1 tuần, chị Trần Thị Lụa (ở Văn Lâm, Hưng Yên) bỗng dưng gặp nhiều chuyện không may từ trên trời rơi xuống. “Tôi không phải là người mê tín. Thế nên việc mọi người nói phải kiêng không được đến thăm bà đẻ trong 1 tháng đầu sau sinh, tôi cũng không để ý lắm. Thế nhưng, ngay sau hôm ở nhà cháu về, tôi liên tiếp gặp vận đen.
Từ việc hỏng xe, phải dắt bộ vài cây số mới tìm được quán sửa xe. Đến khi dắt xe vào quán thì phát hiện bị rơi mất tiền từ khi nào không hay. Xem lại lịch mới biết, hôm đó là ngày mùng 1 âm lịch. Không hiểu có sự trùng hợp nào ở đây không?”
Đi thăm bà đẻ có đen không? (Nguồn ảnh: istockphoto)
Cũng chung hoàn cảnh, anh Thành – Hà Nội kể, sau khi đi thăm bà đẻ về, anh nhận được đơn hàng vận chuyển 2 lọ lục bình từ cửa hàng đến cho khách. Dù anh là người chạy xe rất cẩn thận. Nhưng hôm đó anh bị va chạm với một xe máy đi ngược chiều. Anh Thành bị ngã ra đường. Chân tay bị xây xát. Một trong hai lọ lục bình anh mang cho khách bị nứt đôi. Lần đó, anh Thành phải tốn vài triệu bạc để đền cho chủ cửa hàng, cộng với tiền thuốc men băng bó vết thương và tiền sửa chiếc xe máy bị hư hỏng.
Bạn có thể chưa biết:
Thực hư chuyện bà bầu đi thăm bà đẻ về gặp vận xui
Quan niệm xuất phát từ người xưa
Trên thực tế, trong dân gian, người xưa cho rằng đầu tháng đi thăm gái đẻ thì dông cả tháng còn đầu năm đi thăm bà đẻ thì dông cả năm. Một số quan niệm thường thấy là:
– Người kinh doanh: Việc đi thăm bà đẻ sẽ đem may mắn trong việc làm ăn nên họ sẽ chờ khi bé đầy tháng sẽ đến chơi.
– Bà bầu đi thăm bà đẻ: Em bé mới sinh và em bé trong bụng ghen tỵ nhau. Bé trong bụng khi sinh ra không gặp nhiều may mắn.
– Lái xe, nam giới: Rất kiêng kỵ chuyện đi thăm bà đẻ vì quan niệm sẽ gặp nhiều vận xui.
Việc đưa ra những lý do như đen đủi, không may mắn là cách người xưa sử dụng để từ chối khéo khách đến chơi. Lâu dần trở thành tiềm thức và quan niệm của đa số người dân.
Tuy nhiên, nếu bạn là người không quá tín vào những chuyện chưa được khoa học kiểm chứng thì có thể loại bỏ những câu hỏi như đi thăm bà đẻ đầu tháng có đen không hay bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không. Việc không may mắn, kém thuận lợi trong cuộc sống không liên quan đến bà đẻ hay em bé mới sinh mà chủ yếu do cách bạn suy nghĩ và hành động.
Quan niệm xuất phát từ người xưa (Nguồn ảnh: istockphoto)
Có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ không
Quan niệm dân gian cũng cho rằng phụ nữ đang có kinh nguyệt đi thăm bà đẻ sẽ có thể gặp đen đủi, đối với trẻ sơ sinh có thể sẽ quấy khóc, chậm lớn, ốm… Vậy thực tế đến có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ? Đến này chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh những điều này là đúng. Vậy nên bạn vẫn có thể thăm bà đẻ như bình thường.
Khi tới thăm bà đẻ trong ngày đèn đỏ hành kinh, chị em cần vệ sinh sạch sẽ, cũng không nên bế trẻ sơ sinh quá lâu hoặc hôn trẻ – thơm trẻ để tránh gây những bệnh về da – bệnh đường miệng vì lúc này sức đề kháng của bé rất yếu, nói chuyện quá to hoặc nói những câu mang tính “quở” đối với bà đẻ và trẻ sơ sinh: khen bé xinh, khen bé mập quá, khen bé nặng cân quá, hoặc chê bé… bởi có thể ảnh hưởng tới tâm lý người mẹ.
Em bé mới sinh chỉ ăn với ngủ, bạn nên ngắm nhìn bé, tránh đòi bế bé, hay sờ vào bé. Cữ mỗi người như bạn sẽ làm bé ảnh hưởng đến giấc ngủ hay cảm giác khó chịu.
Bạn có thể chưa biết:
Đi thăm người sảy thai có xui không? Cần lưu ý gì khi thăm người bệnh?
Đi thăm bà đẻ có đen không? Góc nhìn từ phía bác sỹ
Theo TS.BS Trần Thị Hoàng – Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng, việc nói thăm bà đẻ sẽ gặp “vận đen” là không có cơ sở khoa học mà chỉ dựa trên quan điểm dân gian, chưa được kiểm chứng. Việc đưa ra lý do như vậy, có thể xuất phát từ thực tế nhiều gia đình muốn từ chối khéo việc mọi người đến thăm quá đông trong 1 tháng đầu sau sinh để tránh gây hại cho cả mẹ và bé.
Đi thăm bà đẻ có đen không? Góc nhìn từ phía bác sỹ (Nguồn ảnh: istockphoto)
TS.BS Trần Thị Hoàng phân tích: “Sản phụ mới sinh con. Cơ thể yếu do mất sức nên vẫn rất mệt mỏi. Mẹ cần không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi. Trẻ sơ sinh cũng vậy. Khi ra khỏi bụng mẹ, phải mất thời gian để làm quen với môi trường bên ngoài nên rất dễ bị giật mình nếu có quá đông người đến thăm cùng một lúc. Do vậy, việc kiêng cữ cho sản phụ và em bé là cần thiết”. Trẻ sơ sinh là những em bé đáng yêu nhưng cũng rất bé bỏng vì thế khi đến thăm bà đẻ, bạn không nên tự ý bế trẻ, hôn, sờ vào người trẻ. Cơ thể người lớn có chứa rất nhiều mầm bệnh có thể không gây hại cho bạn nhưng lại rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ bởi lúc này hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa hoàn thiện. Đối với trẻ sơ sinh, giấc ngủ là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển trí não. Nếu thấy trẻ đang ngon giấc, bạn lại càng phải cẩn thận, nói chuyện nhỏ giọng và không cố đánh thức trẻ.
Tương tự như vậy với câu hỏi bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không, không có cơ sở nào cho thấy điều này đem lại vận đen cho người đi thăm hay người được thăm. Chỉ có 1 lưu ý là phụ nữ mang thai nên hạn chế đi lại và phải hết sức cẩn thận khi đi lại hay bế em bé, nhất là trong những tháng cuối sắp sinh.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!