Từ xưa đến này, ông bà ta luôn có quan niệm đi thăm bà đẻ thường sẽ gặp vận đen đủi. Quan niệm này vẫn chưa được chứng minh thực hư nhưng hầu hết mọi người đều xả xui để tránh những điều không tốt. Vì thế, bài viết này sẽ bật mí một số cách giải xui khi thăm bà đẻ cho bạn tham khảo nhé!
Đi thăm bà đẻ có xui không?
Cho đến nay, chưa có căn cứ khoa học nào chứng minh là đi thăm bà đẻ sẽ gặp xui xẻo, đen đủi cả. Thực chất, phụ nữ sau khi sinh con và em bé mới đẻ đều yếu. Cả mẹ lẫn con đều cần nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh tiếp xúc với nhiều người lạ. Mọi người đi thăm đến từ nhiều nơi khác nhau, có thể mang không khí bụi bẩn từ bên ngoài vào dễ làm ảnh hưởng đến hai mẹ con.
Có lẽ vì thế mà người xưa hay nói rằng thăm bà đẻ là xui để ít người đến thăm, hất là trong tháng cữ đầu. Mục đích vừa là để bảo vệ sức khỏe, vừa có nhiều không gian, thời gian yên tĩnh cho mẹ và bé nghỉ ngơi.
Mỗi người sẽ có một quan điểm riêng trong việc này. Tuy nhiên, tốt nhất là trong tháng đầu, mọi người nên hạn chế đến thăm bà đẻ.
Tại sao nên hạn chế đi thăm bà đẻ?
Bé sơ sinh và mẹ cần nhiều thời gian nghỉ ngơi
Khách đến thăm tất nhiên là bà đẻ sẽ phải ngồi dậy để tiếp khách. Tiếng ồn dễ làm em bé thức giấc, giật mình. Tất cả những điều này đều ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của cả mẹ và bé, mọi người nên chú ý.
Tâm trạng mẹ sau sinh thường bất ổn
Có rất nhiều trường hợp mẹ sau sinh trở nên trầm cảm, có thể nguyên nhân cũng đến từ việc quá nhiều người đến thăm sau khi đẻ. Vì thế nên hạn chế trong tháng đầu để mẹ được thoải mái nghỉ ngơi.
Khách đến không thể giúp đỡ gì
Mọi người đến chơi có thể chọn thời điểm khi em bé đã tròn 1 tháng, cứng cáp và khỏe hơn. Còn trước đó em bé còn quá nhỏ, khách đến chơi cũng không thể giúp ru bé ngủ hoặc cho bé ăn được, chỉ làm ảnh hưởng đến 2 mẹ con nhiều hơn thôi.
Những lưu ý khi đi thăm bà đẻ
Khi đến thăm bà đẻ, bạn nên chú ý những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng có sức ảnh hưởng lớn như:
- Không nói quá to, quá nhiều làm ảnh hưởng đến em bé. Đừng bắt bà đẻ phải làm thế này, thế kia, nói những điều không tốt làm ảnh hưởng đến cảm xúc. Hãy để tâm trạng của họ được vui vẻ, thoải mái.
- Chuẩn bị đi xa không nên đến thăm bà đẻ để tránh gặp xui trong chuyến đi.
- Không đến thăm vào ngày đầu tháng, ngày rằm.
- Người làm kinh doanh nếu muốn đến thăm hãy chờ đi em bé đầy tháng.
- Người đang có bầu cũng không nên đi thăm bà đẻ.
- Không nên bế ẵm, hôn trẻ: thực tế các bác sĩ luôn khuyên người lớn không được hôn trẻ nhỏ, tránh lây nhiễm bệnh cho các bé.
- Nếu bạn đang ốm, đừng nên đến thăm bà đẻ. Bạn sẽ dễ trở thành nguyên nhân lây bệnh cho cả mẹ và bé – những người đang cần được nghỉ ngơi hồi sức.
- Đừng ở lại quá lâu, hãy chú ý đến thời gian hợp lý để mẹ và bé có đủ thời gian nghỉ ngơi.
Cách giải xui khi thăm bà đẻ
- Đi đền, chùa: đây là những nơi linh thiêng, yên tĩnh, giúp tâm hồn được thanh tịnh, nhẹ nhàng, trang nghiêm để loại bỏ đi những vận đen vận xui.
- Đốt xông: trước khi vào nhà hãy dùng mảnh giấy, bột xông hoặc trầm hương đốt lên, đi qua đi lại vài vòng để giải vận xui.
- Tắm xông: sau khi thăm bà đẻ có thể tắm xông một số loại lá thảo dược, thảo mộc,… để tẩy uế, giải xui, đặc biệt là những người làm ăn kinh doanh.
- Ăn trứng lộn: đây là cách dân gian từ xưa của ông bà. Người xưa cho rằng ăn trứng lộn giúp đẩy đi những cái đen đủi, vận hạn sau khi đi thăm bà đẻ về.
Trên đây là một số chia sẻ, lưu ý cần thiết và cách giải xui khi thăm bà đẻ mà các bạn có thể tham khảo qua. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho bạn và gia đình mình!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!