Bà bầu ăn đu đủ xanh nấu chín được không? Mẹ không nên ăn đu đủ xanh dù cho nó đã được nấu chín, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ vì có thể gây sảy thai. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Tại sao bà bầu nên tránh mủ trong đu đủ xanh?
- Có bầu ăn đu đủ xanh nấu chín được không?
- Những thực phẩm khác bà bầu cần tránh khi mang thai
Thành phần trong quả đu đủ xanh
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 100g đu đủ có:
- 74 – 80mg vitamin C
- 500 – 1.250 betacaroten (tiền vitamin A)
- Vitamin B1 và B2
- Các acid gây men
- Các khoáng chất như: kali (179mg), canxi, magiê, sắt và kẽm.
- 4% chất nhựa latex màu trắng đục là hỗn hợp của nhiều proteaza (loại men tiêu hóa chất đạm), trong đó chất chủ yếu là papain.
- Chymopapain và papaya protenaza
Nội dung liên quan
12 trái cây thơm ngon ngày hè giúp mẹ bầu 3 tháng đầu giải nhiệt và thai nhi phát triển khỏe mạnh
Tại sao bà bầu nên tránh mủ trong đu đủ xanh?
Trước khi trả lời thắc mắc đu đủ xanh nấu chín bà bầu ăn được không, chúng ta nên hiểu nguyên do phụ nữ mang thai nên tránh loại mủ trong đu đủ chưa chín.
- Có thể kích hoạt các cơn co tử cung rõ rệt, dẫn đến chuyển dạ sớm.
- Chứa papain mà cơ thể bạn có thể nhầm lẫn với các tuyến tiền liệt đôi khi được sử dụng để gây chuyển dạ. Nó cũng có thể làm suy yếu các màng quan trọng hỗ trợ thai nhi.
- Đây cũng là một chất gây dị ứng phổ biến có thể gây ra phản ứng nguy hiểm.
Bầu có ăn được đu đủ xanh nấu chín không? Qua những phân tích trên, có thể thấy bà bầu ăn đu đủ xanh là một việc làm không nên, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ vì có thể gây sảy thai. Nhưng nếu được chế biến thì liệu bà bầu có được ăn đu đủ xanh nấu chín?
Bà bầu ăn đu đủ xanh nấu chín được không?
Ông bà ta có câu ngạn ngữ “có kiêng có lành”, vì thế tốt nhất là thai phụ không nên ăn đu đủ xanh nấu chín. Trong quá trình mang thai, bà bầu tuyệt đối không nên ăn đu đủ xanh dù chế biến ở dạng nào. Tuy nhiên, mẹ đừng lo nếu đây là món khoái khẩu. Vì sau khi sinh, đu đủ hầm chân giò lại là món ăn lợi sữa cho bà bầu.
Đu đủ xanh là loại trái cây chứa rất nhiều vitamin như vitamin C, A, B12… và một số dưỡng chất như kali, magie, sắt, kẽm, chất xơ. Tuy nhiên khi loại quả này chưa chín chứa lượng prostaglandin và oxytocin, đây là những chất gây dị tật bẩm sinh thai nhi, quái thai.
Theo nghiên cứu ở Ấn Độ, chất papain trong nhựa đu đủ gây hại cho phụ nữ mang thai. Mặc dù đu đủ xanh đã được nấu chín, chất nhựa không còn, nhưng chất beta caroten còn sót lại khiến mẹ bầu gặp các tình trạng về da. Các mẹ sẽ bị vàng da ở lòng bàn tay, chân. Có thể sẽ gây ra những cơn co thắt tử cung, phù và xuất huyết nhau thai dẫn tới sảy thai hoặc sinh non. Vì thế tốt nhất bà bầu không nên ăn đu đủ xanh khi mang thai để đề phòng những tác hại không mong muốn.
Bà bầu có được ăn đu đủ chín không?
Câu trả lời là có. Bởi đu đủ chín giàu chất dinh dưỡng với hơn 70% nước, đu đủ chính là một lựa chọn thích hợp cho phụ nữ mang thai nhằm bổ sung nước cho cơ thể, hạn chế tình trạng mệt mỏi do mất nước gây ra.
Ngoài ra trong đu đủ chín còn cung cấp các dưỡng chất cần thiết như: canxi, kali, chất xơ, flavonoid, carotene, một số vitamin và khoáng chất khác đều tốt cho cả mẹ và bé
Khi ăn đu đủ chín trong thời kỳ mang thai mẹ bầu cần lưu ý một số điểm sau: không nên ăn quá nhiều vì vị ngọt của trái cây này có thể gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường trong thai kỳ. Khi ăn quá nhiều đu đủ gây áp lực lên dạ dày và ruột do đặc tính nhuận tràng do vậy chị em nên ăn một lượng vừa đủ nhằm đảm bảo cho sự phát triển của cả mẹ và bé.
Những lưu ý khi bà bầu ăn đu đủ
- Nếu mẹ đã lỡ ăn đu đủ xanh khi mang thai thì mẹ bầu cũng không nên quá hoảng hốt, lo lắng vì 1 lượng nhỏ đu đủ xanh thì cũng có thể chưa ảnh hưởng đến thai nhi. Để đảm bảo an toàn, mẹ nên đi kiểm tra, thăm khám
- Các mẹ hiếm muộn, có tiền sử sảy thai, nạo phá thai, sinh non… càng không nên ăn đu đủ chưa chín
- Trong hạt đu đủ có chứa chất độc gây rối loạn mạch đập, ảnh hưởng đến hệ thần kinh nên cần loại bỏ hết hạt đu đủ trước khi ăn
- Các mẹ bầu bị lạnh bụng, tiêu chảy không nên ăn đu đủ chín
- Không nên ăn đu đủ chín khi vừa bỏ từ tủ lạnh ra để tránh lạnh bụng, viêm họng
Những thực phẩm khác bà bầu cần tránh khi mang thai
Cá có hàm lượng thủy ngân cao
Phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ cá có hàm lượng thủy ngân cao. Thủy ngân là một nguyên tố cực độc thường thấy nhất trong nguồn nước bị ô nhiễm. Nó có thể gây ra vấn đề phát triển nghiêm trọng ở trẻ em. Cá có hàm lượng thủy ngân cao bao gồm cá mập, cá kiếm, cá thu và cá ngừ.
Cá sống
Các món cá làm sushi có thể gây ra ngộ độc thực phẩm cho mẹ bầu và gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi. Các món cá sống đều chứa lượng vi khuẩn khá lớn, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Bên cạnh đó, những món cá xông khói cũng không hề an toàn cho mẹ bầu. Mẹ khi ăn cá nên được nấu chín hoàn toàn để đảm bảo an toàn.
Trứng sống
Nếu ăn trứng sống thì khả năng gây nhiễm trùng ở phụ nữ mang thai khá cao. Các triệu chứng của nhiễm khuẩn Salmonella bao gồm sốt, buồn nôn, nôn, co thắt dạ dày và tiêu chảy. Nhiễm trùng có thể gây ra co thắt trong tử cung, dẫn đến sinh non hoặc thai chết lưu nhưng trường hợp như vậy hiếm khi xảy ra.
Thịt sống hay chưa nấu chín
Ăn thịt chưa nấu chín hoặc sống làm tăng nguy cơ nhiễm trùng từ một số vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Vi khuẩn có thể đe dọa sức khỏe của thai nhi, có thể dẫn đến thai chết lưu hoặc các bệnh thần kinh nghiêm trọng, bao gồm thiểu năng trí tuệ, mù lòa và động kinh.
Thịt nguội, thịt xông khói
Hai loại thực phẩm này rất dễ bị lây nhiễm chéo vi khuẩn từ các thực phẩm khác. Nếu thích mẹ bầu phải chế biến cẩn thận và nên ăn rất ít.
Mướp đắng (khổ qua)
Vị đắng của mướp đắng tạo ra sự kích thích mạnh dẫn đến co bóp tử cung và dạ dày, hậu quả có thể gây sảy thai ở những người có tử cung ngả sau, tử cung có sẹo hoặc tử cung đã từng nạo phá. Thời gian tốt nhất thai phụ có thể ăn khổ qua là 3 tháng giữa thai kỳ. Nhưng hãy nhớ chỉ với một lượng vừa phải. Đặc biệt nên kiêng khổ qua trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.
Bạn có thể chưa biết:
Hướng dẫn mẹ bầu ăn trứng ngỗng “chuẩn” cách để giúp thai nhi phát triển tốt
Mới có thai không nên ăn gì? Những thực phẩm mẹ bầu cần tránh xa
Khoai tây mọc mầm
Loại thực phẩm này không chỉ nguy hiểm cho phụ nữ mang thai mà còn nguy hiểm với tất cả mọi người. Chúng chứa Solanin – một chất có thể gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thai nhi và gây ra sự sẩy thai. Do đó, nếu khoai tây đã mọc mầm thì bạn phải vứt đi ngay.
Nhãn
Nhãn tuy là loại trái cây có vị ngọt ngon miệng nhưng lại mang tính nóng. Ăn nhiều nhãn trong giai đoạn mang thai sẽ khiến cơ thể mẹ bầu bị nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, dẫn tới sảy thai.
Trà, cà phê
Trà và cà phê chứa nhiều cafein có tác dụng kích thích sự hưng phấn cho người sử dụng, tránh buồn ngủ. Dùng với một lượng vừa phải thì không ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên nếu uống quá nhiều thì mẹ bầu có thể bị tăng huyết áp, nhịp tim, dẫn đến đau đầu, mất ngủ mà tăng nguy cơ dễ bị sảy thai và sinh non.
Dinh dưỡng luôn vô cùng cần thiết cho mọi người. Nhưng đối với thai phụ thì nó càng quan trọng hơn. Vì thế, hãy nâng cao kiến thức hay hỏi bác sĩ những thực phẩm hay nước uống nên tránh để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé.
Nguồn tham khảo: Chế biến đu đủ xanh giúp bà bầu ăn thoải mái không sợ sảy thai – Tuoitre.vn
Xem thêm:
- Bà bầu có nên ăn mít? Ăn mít có gây hại hay sẩy thai không?
- Khái niệm về thực phẩm chức năng cho bà bầu và gợi ý 3 cái tên tốt được tin dùng
- Bà bầu có ăn sầu riêng được không?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!