Bà bầu có ăn được mủ trôm không? Theo các chuyên gia, mủ trôm lấy từ vỏ thân của cây trôm, bản chất của mủ trôm có vị ngọt, tính mát, nhưng cái gì mát quá thì hóa hàn. Do đó phụ nữ mang thai không nên ăn thực phẩm có tính mát, hàn như mủ trôm.
- Mủ trôm là gì, có tốt cho sức khỏe không?
- Bà bầu có ăn được mủ trôm không?
- Nếu không ăn mủ trôm thì nên dùng những loại thức uống nào?
Mủ trôm là gì, có tốt cho sức khỏe không?
Bà bầu có ăn mủ trôm được không? Mủ trôm có màu trắng hoặc trắng đục và có thể có sợi hay hình tròn gần giống như tuyết yến. Không như các loại nhựa cây khác, nhựa cây trôm (mủ trôm) lại có thể ăn được và có nhiều tác dụng đối với sức khỏe của con người.
Bản chất của mủ trôm lấy từ vỏ thân của cây trôm. Cây trôm có nguồn gốc từ châu Phi và Ấn Độ. Có hơn 100 loại trôm khác nhau, nhưng tại Việt Nam có khoảng 25 loại. Cây trôm được trồng nhiều nhất ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Tiền Giang. Mủ trôm đi kèm với hạt é là một món giải khát vừa ngon vừa mát lạnh,nhất là vào thời tiết nắng nóng oi bức thì một ly mủ trôm quả là sự lựa chọn tuyệt vời.
Cây trôm (Nguồn ảnh: dantri)
Theo Đông Y, ăn hoặc uống mủ trôm sẽ đem lại những lợi ích như sau:
- Mủ trôm có vị ngọt, tính mát, ăn có vị giọt, có tác dụng rất tốt trong việc thanh nhiệt giải độc, làm mát gan, tiêu viêm rất tốt.
- Nhựa mủ trôm có khả năng hút nước cao, nên có thể làm trương phình và kích thích nhu động ruột nên có thể dùng trong điều trị các chứng nhuận tràng, khó tiêu.
- Hàm lượng kẽm, magie có trong mủ cây trôm giúp cơ thể bổ sung những chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch.
- Thành phần canxi có trong mủ chôm đóng vai trò quan trọng khi nó có thể duy trì đảm bảm chức năng của hệ xương khớp, giúp xương chắc khỏe, dẻo dai
- Những người bị mất ngủ, căng thẳng đầu óc khi làm việc quá sức có thể cải thiện tình hình bằng cách sử dụng mủ trôm.
Mẹ có thể quan tâm:
Mẹ bầu hay khát nước có nguy hiểm có sức khoẻ thai kỳ không?
Bà bầu có ăn được mủ trôm không?
Mặc dù có lợi cho sức khỏe nhưng không phải đối tượng nào cũng thích hợp dùng mủ trôm. Phụ nữ đang mang thai trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất không nên ăn mủ trôm vì mủ trôm tính lành, không độc, có vị ngọt, tính mát, nhưng cái gì mát quá thì hóa hàn.
Một số thông tin cho rằng, bắt đầu từ tháng thứ 4 mẹ có thể sử dụng nhưng với hàm lượng ít. Theo khuyến cáo, bà bầu nên dùng khoảng 1g ngâm với 500 ml nước lọc. Nếu vượt quá liều lượng cho phép, mẹ bầu có thể bị ngộ độc.
Ăn mủ trôm đúng cách khi mang thai (Nguồn ảnh: vnexpress)
Mặc dù có lợi cho sức khỏe nhưng không phải đối tượng nào cũng thích hợp dùng mủ trôm. Những đối tượng sau đây nên hạn chế hoặc không nên dùng mủ trôm để tránh gặp những tác dụng phụ không mong muốn:
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
- Những người đang có khối u trong ruột.
Như vậy, đối với các mẹ bầu, mủ trôm có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định về mặt sức khỏe. Do đó, nếu bạn muốn ăn hoặc uống loại mủ này, hãy tham khảo tham ý kiến của bác sĩ chuyên môn để tránh những rủi ro không đáng có.
Nếu không ăn mủ trôm thì nên dùng những loại thức uống nào?
Thai kỳ là khoảng thời gian hạnh phúc và cũng “đầy thử thách. Có những loại thức uống như mủ trôm nói trên mà mẹ rất mê nhưng cũng cần hạn chế hoặc kiêng hẳn cho đến khi bé chào đời.
Thay vào đó, trong quãng thời gian này, mẹ nên kiên nhẫn và chịu khó uống các loại đồ uống tốt cho sự phát triển của thai nhi như gợi ý dưới đây.
1. Nước cam
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước cam đặc biệt cam sành chứa nhiều canxi và vitamin hơn cả các sản phẩm từ sữa – có khả năng chống bệnh cảm cúm và tăng cường khả năng miễn dịch.
Vào tiết trời chuyển mùa như thu sang đông, xuân sang hạ, chị em bầu rất dễ có nguy cơ mắc bệnh cảm cúm vì sức đề kháng của mẹ bầu thường yêu. Để tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, chị em nên uống nước cam sành hằng ngày.
Mẹ có thể quan tâm:
8 Món ăn giải nhiệt trong mùa hè cho mẹ bầu và thai nhi!
2. Sữa tươi không đường
Sữa tươi không đường được xem là loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng rất tốt cho cả mẹ và thai nhi trong bụng, tuy không thể đọ được sữa bầu – sữa dành riêng cho bà bầu.
Tuy thế, hàm lượng dưỡng chất trong sữa tươi không đường cũng dồi dào không kém sữa bầu, giúp nuôi dưỡng bé phát triển khỏe mạnh và toàn diện ngay từ trong bụng mẹ.
3. Các loại sinh tố hoa quả
Sinh tố từ các loại hoa quả như: bơ, nước cam, lê, táo, nho, sữa tươi… là những loại thức uống rất tốt cho bà bầu, vì sinh tố không chỉ bổ sung lượng nước mà còn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Sinh tố hoa quả tốt cho mẹ (Nguồn ảnh: istockphoto)
Sự kết hợp giữa sữa với các loại trái cây pha trộn vào nhau trở thành một loại đồ uống dễ uống và cực hấp dẫn với khẩu vị của các mẹ.
Một ly sinh tố mỗi ngày sẽ cung cấp đầy đủ canxi, protein và chất xơ… sẽ giúp cơ thể bà bầu xua tan đi những mệt mỏi, khó chịu, tạo sự hưng phấn và cung cấp thêm năng lượng cho bà bầu một cách tốt nhất.
4. Nước dừa
Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, nước dừa đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng, cung cấp nước và các nguyên tố vi lượng như kali, sắt, canxi… cho cơ thể mẹ bầu. Ngoài ra nước dừa còn có công dụng phòng bệnh sỏi thận, điều hòa huyết áp và tốt cho hệ tiêu hóa.
Mẹ mang thai 3 tháng đầu không nên uống nước dừa vì nước này có tính hàn, không tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ. Tuy nhiên khi bước vào giai đoạn sau của thai kỳ thì mẹ có thể dùng nước dừa như thứ nước giải khát nhưng cũng cần nhớ là không nên lạm dụng nước này.
Ngoài những thức uống trên, mẹ bầu nhớ bổ sung đầy đủ lượng nước uống hàng ngày, giúp quá trình tạo tiết sữa sau khi bé chào đời.
Nguồn tham khảo: Uống nước dừa không đúng cách hại sức khỏe – vnexpress
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!