Mít là một thức quả hấp dẫn người ăn bởi mùi hương quyến rũ và vị ngọt đậm đà. Bà bầu ăn mít có tốt không? Nên ăn bao nhiêu thì không ảnh hưởng đến thai kỳ?
Giá trị dinh dưỡng của quả mít
Cây mít được trồng phổ biến ở những vùng nhiệt đới. Tên khoa học của mít là Artocarpus heterophyllus, thuộc họ Dâu tằm, thân gỗ. Đây là loại cây ăn quả quen thuộc với người Việt Nam.
Vào mùa xuân, mít bắt đầu ra quả. Hè sang là lúc mít chín rộ nhất. Vào mùa này, bạn có thể gặp mít dai, mít thái, mít tố nữ, mít nghệ, mít không hạt, mít ruột đỏ, … được bày bán khắp các khu chợ, siêu thị. Quả mít có nhiều gai nhọn, hột bùi, múi mít chín thơm lừng đặc trưng khó lẫn.
Theo Đông y, lá, quả, nhựa mít, hạt mít đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Đặc biệt, mít có chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Trung bình cứ 165g mít cung cấp 155 calo. Ngoài ra, mít còn giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và nhiều dưỡng chất khác cần thiết cho con người.
Bà bầu ăn mít có tốt không?
Cung cấp đủ dinh dưỡng
Carbohydrates, đường fructose và sucrose trong múi mít sẽ mang đến cho mẹ và bé nguồn năng lượng cần thiết. Vitamin B6, niacin, riboflavin và axit folic rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt là các bộ phận nội tạng, hệ xương và hệ thần kinh. Ăn mít vừa đủ giúp mẹ và bé mạnh khỏe, hạn chế bị thiếu máu, thiếu sắt.
Tăng cường hệ miễn dịch
Vitamin A, Beta-carotene, lutein zeaxanthin trong mít giúp cải thiện thị lực. Khoáng chất và vitamin C tăng cường hệ miễn dịch. Cơ thể mẹ và bé sẽ hình thành một lớp lá chắn bảo vệ trước sự tấn công của virus, vi khuẩn.
Các chất oxy hóa trong mít có khả năng phòng ngừa các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, thoái hóa các tế bào võng mạc.
Hỗ trợ tiêu hóa
Mít rất giàu chất xơ. Hàm lượng chất xơ và nước trong mít sẽ hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón trong thai kỳ. Chất xơ trong mít sẽ loại bỏ các màng nhầy bám ở ruột. Từ đó, mẹ bầu sẽ giảm nguy cơ bị viêm loét dạ dày và nguy cơ ung thư đại tràng.
Phòng bệnh về tuyến giáp
Trong quá trình mang thai, tuyến giáp của mẹ bị rối loạn do hormone hCG tăng cao. Nếu không điều trị sớm, cả mẹ lẫn bé đều sẽ gặp nguy hiểm. May mắn thay, đồng và khoáng chất trong mít sẽ giúp mẹ không lăn tăn nhiều về bệnh tuyến giáp nữa.
Ổn định huyết áp
Trung bình trong 100g mít sẽ có 303 mg kali. Cung cấp đầy đủ kali cho cơ thể, mẹ bầu sẽ duy trì huyết áp ổn định. Vitamin B6 chứa homocysteine – một chất có liên quan đến sự phát triển của bệnh tim. Vì thế, mít cũng rất hữu ích với mẹ bầu bệnh tim, hạn chế nguy cơ đột quỵ.
Bên cạnh đó, mẹ bầu ăn mít sẽ vui vẻ, ít căng thẳng hơn. Hương vị ngọt ngào, mùi thơm quyến rũ khiến khó mẹ bầu nào có thể chối từ.
Những lưu ý khi bà bầu ăn mít
Bà bầu nên ăn mít bao nhiêu là đủ?
Mỗi ngày, mẹ bầu chỉ nên đưa vào cơ thể khoảng 80-100gr mít. Dù mít rất ngon nhưng mẹ đừng ăn quá nhiều để không bị rối loạn tiêu hóa.
Thời điểm tốt nhất nên ăn mít là vào buổi sáng. Tuyệt đối không ăn mít vào buổi chiều tối.
Bà bầu thừa cân, béo phì, tiểu đường hoặc có nguy cơ tiểu đường, bị dị ứng hoặc rối loạn đông máu, … không nên ăn mít.
Cách chọn được quả mít ngon
Quả mít ngon sẽ có vỏ xanh và cứng, gai đều, nguyên vẹn. Nếu mẹ muốn thưởng thức mít chín ngay, mẹ nên chọn quả tươi, màu vàng, nặng với gai đều, mùi thơm.
Ngược lại, quả mít nhẹ và có vết lõm, hỏng, đốm, có mùi lạ, … sẽ không được thơm ngon. Mẹ bầu cũng nên cân nhắc chọn mít nguồn gốc uy tín, an toàn cho mẹ và bé.
Bà bầu ăn mít có tốt không còn tùy vào lượng mít mẹ ăn và cơ địa của mẹ. Mẹ đừng vì ngon miệng mà khiến mình và con gặp phải nguy hiểm nhé!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!