Ăn nhầm thuốc chuột, uống nhầm thuốc tẩy không phải là những trường hợp hiếm xảy ra với trẻ. Mới đây, một cậu bé người Trung Quốc, 5 tuổi, đã nuốt phải thuốc diệt chuột ở trường mẫu giáo và hiện khả năng sống sót không cao.
Sự bé ăn nhầm thuốc chuột tại trường mầm non
Mẹ của đứa trẻ đang phải duy trì sự sống bằng máy trợ thở hơn hai tuần qua nói rằng các bác sĩ đã trao đổi và nói rằng con cô bị đa chấn thương.
Vào ngày 22 tháng 10, một bé trai 5 tuổi cảm thấy mệt mỏi sau khi ăn trưa tại một trường học tại Chu Hải – Trung Quốc.
Mẹ của một cậu bé đang là người trực tiếp chăm sóc sau hơn 2 tuần từ kể từ khi sự việc xày ra. Hiện chị đang lo sợ rằng con trai mình không bao giờ hồi phục.
Các bác sĩ cho biết khả năng cứu sống và hồi sinh của cậu bé hiện gần như bằng không – một người phụ nữ tên Tang cho biết trong một bài đưa tin trên PearVideo.
Cậu bé (hiện tên thật không được tiết lộ), đã ngã bệnh vào ngày 22/10 ngay sau khi dùng bữa trưa tại trường mẫu giáo Xindi, thuộc Chu Hải, tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc.
Cậu bé khó chịu vì vị đau bụng và sau đó thì bắt đầu nôn mửa và co giật. Các giáo viên đã ngay lập tức gọi cấp cứu và đưa cậu bé đến bệnh viện. Tại bệnh viện, cậu bé được chăm sóc tích cực đặc biệt nhưng tim thì đã ngưng đập.
Sau đó, câu bé đã được chuyển đến một bệnh viện chuyên khoa ở Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh. Nhưng chị Tang cho hay chị đã nhận được tin khủng khiếp khi các bác sĩ cho rằng có thể thuốc diệt chuột là nguyên nhân.
Thông tin thêm về sự việc
Chị Tang cũng đưa tin, sau khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu của bé trai các bác sĩ đã tìm thấy fluoroacetamide. Đây là một hợp chất hữu cơ được sử dụng trong thuốc diệt chuột.
Ngoài tim ngừng đập, cậu bé còn bị tích tụ chất lỏng trong não, cơ tim bị viêm. Và hiện tại cậu bé đang phải sử dụng máy thờ để duy trì sự sống.
Tang cho biết một nhân viên của trường mẫu giáo đã gọi cho cô vào khoảng 4 giờ chiều ngày 22 tháng 10 để nói rằng con trai cô bị ốm. Một đứa trẻ khác cũng bị đau bụng và tiêu chảy, nhưng các triệu chứng không nghiêm trọng.
Trong một tuyên bố hôm thứ Ba, cảnh sát đã cho hay hiện trường học đã bị đóng cửa chờ điều tra. Và hiện tại, chưa có báo cáo nào về những học sinh khác gặp phải các triệu chứng tương tự.
Và thứ năm, các cuộc gọi đến trường mẫu giáo đều không có ai trả lời.
Cách sơ cứu khi trẻ uống nhầm hoá chất?
Dưới đây là hướng dẫn sơ cứu từ bác sĩ Lê Ngọc Duy, Phó trưởng khoa Cấp cứu – Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, khi trẻ hay người thân bị ngộ độc do uống nhấm hoá chất.
Xăng, dầu, axit, chất tẩy rửa
Tuyệt đối không được gây nôn. Thường theo phản xạ, chúng ta sẽ cố móc họng để bé nôn ra hết chất độc vừa nuốt phải. Tuy nhiên, nếu gây nôn, hóa chất được đưa ra ngoài cũng là lúc hơi hóa chất có cơ hội tràn vào khí quản lần nữa làm tăng mức độ ngộ độc, gây bỏng thực quản.
Cho bé uống vài ngụm nước nhỏ để tránh bỏng rát cổ họng. Chú ý: uống từ từ, vì uống vội bé sẽ dễ bị sặc nước, tình trạng càng nguy kịch hơn.
Sau đó, người nhà cấp tốc đưa bé đến bệnh viện gần nhất càng sớm càng tốt.
Thuốc diệt cỏ (paraquat)
Với trường hợp này, mẹ cần phải giúp bé nôn ra càng sớm càng tốt. Cho bé uống nước và kích thích họng gây nôn. Khi nôn nên đặt đầu bé thấp để tránh bị sặc vào phổi. Đồng thời nằm nghiêng để tránh chất độc chảy vào khí quản gây tắc thở.
Sau đó, cho bé uống than hoạt tính hoặc đất sét hấp thụ paraquat để giảm bớt độc tố, nếu ở nhà có. Và đưa trẻ đến ngay trung tâm chống độc của các bệnh viện lập tức.
Uống nhầm thuốc chuột hoặc các loại thuốc khác
Nếu bé còn tỉnh khi phát hiện thì cần nhanh chóng gây nôn. Đồng thời cho uống nhiều nước ấm rồi gây nôn để loại bỏ chất độc khỏi cơ thể. Trường hợp bé đã rơi vào tình trạng hôn mê, co giật thì không gây nôn. Việc cần làm là gọi cấp cứu đưa bé đến ngay bệnh viện.
Lưu ý cho phụ huynh khi cất giữ các thuốc, hoá chất
- Để ở nơi riêng biệt, cách xa nguồn thức ăn, xa tầm với của trẻ em.
- Tuyệt đối không đựng thuốc, hóa chất vào các chai lọ không nhãn mác. Hay các chai lọ giống chai nước ngọt, đồ ăn…
- Ngoài chai lọ đựng, phải ghi rõ tên và nhãn mác. Ngoài trẻ, những người thân khác trong nhà cũng không uống nhầm nếu không biết.
Cuối cùng, khi phát hiện sự việc, mẹ và người thân cần cố gắng bình tĩnh hay la mắng. Ngoài ra, nên ghi nhận lại tên thuốc hay dung dịch mà bé đã nuốt. Hãy mang cả vỏ thuốc hay dung dịch đó đi cấp cứu để bác sĩ có hướng xử lý phù hợp.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!