X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Tim ngừng đập gần 2 tiếng, bé trai 5 tuổi vẫn sống sót diệu kỳ

Mất 4 phút để đọc
Tim ngừng đập gần 2 tiếng, bé trai 5 tuổi vẫn sống sót diệu kỳ

Có bao giờ quý vị tin vào những điều kỳ diệu trong cuộc sống này? Đâu đó, vẫn có và nhiệm vụ của TheAsianParent là lan tỏa những điều kỳ diệu đó cho xã hội.

Đến tận thời điểm này, ông Wan Bo – một bác sỹ người Trung Quốc – vẫn không thể tin nổi điều mà ông vừa tận mắt chứng kiến. Đó là điều kỳ diệu mà trong suốt 14 năm làm nghề, ông chưa bao giờ và có thể sẽ không bao giờ gặp lại.

Cú sảy chân nghiệt ngã

Người dân tại Zongchang, thành phố Nghi Tân, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc vừa chứng kiến một trường hợp hy hữu.

Theo Mirror, khi đang chơi đùa, một cậu bé 5 tuổi bị trượt chân ngã xuống ao cá đã cố gắng vùng vẫy để ngoi lên song không thành công. Thời điểm cậu bé ngã xuống ao, không có ai ở xung quanh để cứu giúp.

Một lúc sau, khi thấy cậu bé nổi lên mặt nước trong tư thế nằm úp, người qua đường phát hiện ra mới tá hỏa chạy tới, vớt cậu bé lên và ngay lập tức chuyển cậu tới bệnh viện.

điều kỳ diệu

Cậu bé 5 tuổi ngã xuống ao cá

Theo các y bác sỹ, cậu bé nhập viện trong tình trạng tim không còn đập. Đội ngũ chữa trị đã dùng mọi biện pháp để hồi sinh tim phổi trong suốt 40 phút song vô vọng.

Bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ, bác sỹ Wan Bo và các đồng nghiệp đã thành công, giật lại mạng sống cho cậu bé sau 110 phút tim cậu ngừng đập.

Hiện cậu bé vẫn đang nằm trong bệnh viện và được lắp máy hỗ trợ thở. Những người chứng kiến gọi trường hợp sống sót của cậu bé này là một điều kỳ diệu.

Do bị ngừng tim khá lâu, cậu bé bị thiếu oxy lên não, tổn thương não và sẽ tiếp tục được điều trị.

Tuy nhiên, ít ra thì bé đã sống sót.

Sơ cứu đuối nước ở trẻ

điều kỳ diệu

Hiện trường vụ tai nạn thương tâm

Trong trường hợp của cậu bé ở Trung Quốc, nếu may mắn có người ở hiện trường thì tỷ lệ hồi phục của cậu bé sẽ nhanh hơn. Càng ở dưới nước lâu bao nhiêu thì tỷ lệ chết não càng lớn.

Dĩ nhiên, không bố mẹ nào mong muốn con mình rơi vào hoàn cảnh này cả. Nhưng nếu chẳng may? Trang bị cho mình những kiến thức sơ cứu để giúp đỡ con em mình và cả những người xung quanh nếu cần thiết.

– Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi mặt nước, đặt trẻ nằm chỗ khô ráo, thoáng khí.

– Kiểm tra xem nếu trẻ đã ngưng thở, kiểm tra mạch cổ, mạch bẹn xem có đập không. Nếu không bắt được mạch tức là tim trẻ đã ngưng đập

– Ấn tim ngoài lồng ngực ở nửa xương dưới ức (1 bàn tay đối với trẻ nhỏ, 2 bàn tay đối với trẻ trên 8 tuổi) phối hợp thổi ngạt theo tỉ lệ 15/2 (2 cấp cứu viên) hoặc 30/2 (1 cấp cứu viên), thổi ngạt (hô hấp nhân tạo) để cung cấp dưỡng khí, hít thật sâu, áp miệng thật sát vào mũi và miệng trẻ (đối với trẻ nhỏ) hoặc thổi miệng qua miệng cho trẻ lớn.

điều kỳ diệu

Đuối nước là điều dễ xảy đến với trẻ nhỏ, nhất là trong dịp hè

– Thổi ngạt liên tiếp 2 lần, mỗi lần khoảng 3 giây, nhìn lồng ngực trẻ có di động không.

– Thực hiện ấn tim – thổi ngạt mỗi 2 phút đánh giá lại, làm kiên trì cho đến khi tim đập và thở trở lại.

– Sơ cứu tại chỗ được xem là thành công khi da trẻ hồng hào, tự thở được, tim đập lại, sờ được mạch rõ, trẻ tỉnh lại.

– Trong quá trình sơ cứu cần tránh những cách xử lý như xốc nước. Việc treo ngược trẻ như vậy chỉ khiến thời gian cấp cứu thổi ngạt chậm hơn và làm tăng nguy cơ hít sặc nước vào phổi.


Theo Mirror

Xem thêm:

Cảnh báo ĐUỐI NƯỚC KHÔ – Lên bờ rồi vẫn… chết đuối!

ĐUỐI NƯỚC – Nguy hiểm có thế khiến trẻ tử vong chỉ trong vài phút

Câu chuyện từ đối tác
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

DAVE

  • Home
  • /
  • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
  • /
  • Tim ngừng đập gần 2 tiếng, bé trai 5 tuổi vẫn sống sót diệu kỳ
Chia sẻ:
  • Nắn chân cho trẻ sơ sinh sai cách, mẹ đang hại con mà không biết

    Nắn chân cho trẻ sơ sinh sai cách, mẹ đang hại con mà không biết

  • Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng

    Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng

  • Dấu hiệu và cách chữa khi trẻ sơ sinh bị kê dành cho mẹ

    Dấu hiệu và cách chữa khi trẻ sơ sinh bị kê dành cho mẹ

  • Nắn chân cho trẻ sơ sinh sai cách, mẹ đang hại con mà không biết

    Nắn chân cho trẻ sơ sinh sai cách, mẹ đang hại con mà không biết

  • Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng

    Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng

  • Dấu hiệu và cách chữa khi trẻ sơ sinh bị kê dành cho mẹ

    Dấu hiệu và cách chữa khi trẻ sơ sinh bị kê dành cho mẹ

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it