Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ mới biết đi và trẻ sơ sinh, thường tò mò và thích khám phá môi trường xung quanh bằng tất cả các giác quan, bao gồm cả cảm giác và vị giác.
Vì khuynh hướng này, những không gian an toàn – chẳng hạn như nhà của bạn – có thể trở nên nguy hiểm, đặc biệt khi các chất độc hại có thể bị những đứa trẻ tò mò nuốt phải.
Các chuyên gia chỉ ra rằng các bé trai thường dễ gặp sự cố nuốt phải chất độc hại hơn bé gái.
Tai nạn ngộ độc ở trẻ em, đặc biệt là dưới năm tuổi, thực sự phổ biến hơn các bạn nghĩ.
Tai nạn ngộ độc có thể khiến con của bạn trở bệnh nặng.
Theo nghiên cứu của Ong et al. đầu năm nay (2016), “trẻ em ở độ tuổi đi học (dưới 5 tuổi) có tỷ lệ cao hơn về những thương tích ở đầu, chấn thương ngoài, bỏng hoặc ngộ độc”.
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, “ngộ độc cấp tính gây ra hơn 45.000 trường hợp tử vong ở trẻ em và thanh thiếu niên dưới 20 tuổi – 13% số ca tai nạn ngộ độc do trên toàn thế giới vào năm 2004”.
Bi kịch về các vụ tai nạn ngộ độc ở trẻ em là hầu như rất hay xảy ra, dù cha mẹ hoàn toàn có thể ngăn chặn những trường hợp này.
Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu về các nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc cho trẻ em, bạn nên làm gì nếu con bạn nuốt phải một chất độc hại và làm thế nào để ngăn ngừa tai nạn ngộ độc xảy ra.
Trẻ biết đi thường có bản chất tò mò và thích tìm hiểu mọi vật qua các giác quan, và chủ yếu là vị giác.
Các nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc
Trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị ngộ độc do vì bé vừa tò mò, kích thước cơ thể lại nhỏ, khiến cho những chất độc cô đặc lan toả nhanh hơn trong cơ thể.
Có những món đồ tưởng như vô hại bạn có trong nhà lại có thể vô tình gây nhiễm độc cho con của bạn, đặc biệt nếu bé nuốt phải, hít phải hoặc bị tiếp xúc với da hoặc mắt.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến có thể dễ dàng làm bé bị ngộ độc:
- Các sản phẩm làm sạch: Bao gồm chất làm sạch cống, chất tẩy rửa, chất lỏng giặt, bột giặt và các chất giặt tẩy khác; Chất làm sạch (ví dụ thuốc tẩy); Chất khử mùi phòng; Giấm; Thuốc trừ sâu.
- Mỹ phẩm: Nước hoa và kem cạo rậu; Kem dưỡng da và kem bôi; đồ trang điểm; Dầu gội và dầu xả.
- Cây cảnh: vạn niên thanh, hoa lily, cây thông liên, cây mã tiền, cây ba đậu, huệ lili…
- Thuốc: Bao gồm vitamin; Tinh dầu và các chế phẩm thảo dược khác; Paracetamol; Thuốc ho; Nước súc miệng; Thuốc kháng sinh và kháng khuẩn; Thuốc an thần; Thuốc kháng histamine; Thuốc chống côn trùng và nhiều loại hơn nữa…
Gọi ai khi con bị ngộ độc?
Trong bất cứ trường hợp nào bạn nghi ngờ con của bạn đã bị phơi nhiễm với chất độc quá nhiều, bạn nên gọi 115 ngay.
Không bao giờ bắt trẻ nôn mửa nếu bạn nghĩ bé nuốt phải một thứ gì đó độc hại.
Phải làm gì khi …
- Con của bạn đã nuốt phải chất độc hại:
Nếu bạn phát hiện con của bạn đang cầm một chai/lọ uống dở của một hoá chất nào đó, điều đầu tiên cần nhớ là bạn phải giữ bình tĩnh và hành động nhanh.
Lấy đồ vật đó ra khỏi tay con của bạn ngay lập tức. Nếu bạn nhìn thấy dấu vết của hoá chất đó trong miệng của bé, hãy dùng tay quệt nó ra khỏi miệng của bé, hoặc làm cho bé nhổ nó ra. Hãy cố gắng giữ lấy mẫu hoá chất này để các y bác sĩ có thể nhận dạng chất độc để giúp con điều trị tốt hơn, và giữ lại cả cái chai/lo mà bé đã cầm.
Đừng ép con bạn nôn mửa. Điều này thực sự có thể làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn vì chất độc có thể bị trào lên hoặc đưa sâu hơn vào hệ thống hấp thụ của bé.
Gọi 115 ngay. Nếu con của bạn bất tỉnh, các chuyên gia khuyên rằng trong khi đợi xe cứu thương, bạn đặt bé nằm sấp. Bằng cách này, ngay cả khi bé nôn mửa, bé sẽ không hít lại chất đó vào mũi.
Hãy gọi ngay 115 nếu con quý vị nuốt một chất độc hại.
- Hoá chất độc hại dính lên da của con bạn:
Cởi bỏ tất cả quần áo của bé và rửa da với nước mát ở nhiệt độ phòng trong vòng ít nhất 15 phút.
Không sử dụng thuốc mỡ hoặc kem (hoặc sử dụng các biện pháp khắc phục tại nhà).
Hãy gọi cho 115 nếu bạn cho rằng con của bạn đang gặp nguy hiểm.
- Hoá chất độc hại dính vào mắt của con bạn:
Hãy nhờ một người lớn giữ con của bạn. Bạn hãy giữ cho mí mắt của bé mở ra và sau đó, rửa mắt của bé bằng cách đổ nước ở nhiệt độ phòng vào góc trong của mắt bé để mắt bé đào thải ra các chất độc tố.
Nếu bạn ở một mình, quấn chặt con vào một chiếc khăn và ôm chặt con bằng một tay. Điều này sẽ cho phép bạn sử dụng tay còn lại để làm sạch mắt của bé theo phương pháp trên.
Rửa mắt bé bằng cách này trong ít nhất 15 phút. Sau đó gọi cho trung tâm y tế để được tư vấn thêm.
Không sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc các loại thuốc mắt khác, trừ khi được khuyên dùng bởi các y bác sĩ.
Nếu bạn cho rằng tình huống càng lúc càng tồi tệ, hãy gọi ngay cấp cứu 115.
- Con của bạn đã hít phải khí độc
Các nguồn khí độc hại trong nhà bạn bao gồm lò nướng, bếp lò, các thiết bị chạy bằng khí ga khác và một chiếc xe chạy xả khói trong một nhà xe kín.
Trước tiên, đưa con bạn ra ngoài hít thở không khí trong lành ngay lập tức.
Hãy ngay lập tức hô hấp nhân tạo nếu con ngừng thở. Hãy nhờ người khác gọi 115 trong khi bạn hô hấp nhân tạo cho con hoặc hô hấp nhân tạo cho con khoảng một phút trước khi gọi, và bắt đầu hô hấp nhân tạo lại ngay sau khi bạn tắt máy.
Đừng dừng hô hấp nhân tạo cho con cho đến khi xe cứu thương đến
Ngăn ngừa ngộ độc ngẫu nhiên
Phòng ngừa luôn tốt hơn là chữa bệnh vì vậy hãy lưu ý các thông tin sau đây có thể giữ cho con của bạn không bị tai nạn ngộ độc.
Các thông tin sau đây được biên soạn từ Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ và Health.gov.vic.
Cất tất cả các loại thuốc và các sản phẩm làm sạch vào tủ và khoá lại, và để chúng ở ngoài tầm với của con bạn. Nhắc người giúp việc và những người tham gia chăm sóc con không để bé lại gần những hoá chất này.
Trước khi em bé bắt đầu biết di chuyển, hãy lắp chốt an toàn vào tất cả các ngăn kéo và ngăn chứa các chất và vật nguy hiểm.
Giữ bếp của bạn ở ngoài tầm với của con. Cân nhắc việc lắp một cổng chặn để chặn lối vào nhà bếp.
Nhà bếp có thể là một nơi nguy hiểm đối với những đứa bé tò mò. Ở đó không chỉ có dao sắc và lửa, mà bé của bạn còn có thể táy máy cả các nút bấm của bếp và làm rò khí ga.
Luôn luôn chuẩn bị sẳn sàng nếu có trường hợp ngộ độc khẩn cấp xảy ra. Lưu 115 vào danh sách số gọi khẩn cấp trên máy điện thoại của bạn.
Khi mua thuốc và thuốc viên, hãy bảo người bán hàng gói kĩ hoặc cho vào những túi buộc chặt. Đọc và làm theo hướng dẫn một cách cẩn thận về liều lượng cho tất cả các loại thuốc cho trẻ em – nếu không, bạn có thể vô tình gây tử vong cho trẻ bằng cách cho trẻ uống quá liều, kể cả khi đó là thuốc dành cho trẻ em.
Không bao giờ nói với bé rằng các loại thuốc là ‘đồ ngọt’, ‘nước trái cây’ hoặc bất kỳ loại thức ăn thức uống nào trẻ thích để dụ con uống thuốc.
Giữ thuốc trong hộp chứa nguyên bản ban đầu. Đừng bao giờ chiết các loại thuốc ra những vỏ chai nước giải khát để bé không nhầm lẫn thuốc thành nước ngọt.
Bỏ ngay các lọ chứa rỗng, pin cũ và thuốc hết hạn sử dụng.
Không bao giờ lấy thuốc ra trước mặt trẻ nhỏ vì chúng có thể bắt chước bạn.
Ngoài ra, hãy nhớ những lời khuyên sau trong trường hợp tai nạn ngộ độc của con bạn:
“Ngay cả khi con bạn trong có vẻ ổn, đừng phí phạm thời gian giữ con bạn ở nhà để theo dõi. Một số loại thuốc hoặc chất độc khi nuốt vào có thể không gây ra triệu chứng gì cho đến vài giờ sau khi bé nuốt phải chúng.”
“Tình trạng này giống như một quả bom nổ chậm vậy. Một ví dụ phổ biến là ngộ độc paracetamol. Nếu con bạn nuốt phải một lượng paracetamol quá mức, bé có thể không có bất kì biểu hiện bất thườg nào trong vài giờ đầu, nhưng có thể bị các biến chứng nặng về gan và thận nếu không được điều trị. “
Bạn thấy bài viết này hữu ích? Hãy cho chúng tôi biết suy nghĩ của bạn bằng cách để lại nhận xét dưới đây.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!