Chế độ dinh dưỡng sau sinh rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa mẹ. Không phải món ăn nào cũng tốt, trái cây nào cũng phù hợp. Ăn bơ có mất sữa không cũng là thắc mắc của nhiều mẹ cho con bú. Làm thế nào để chọn được quả bơ ngon?
Quả bơ mang đến giá trị dinh dưỡng gì?
Những năm 1940, người Pháp mang cây bơ bước vào nước ta, chủ yếu ở Đồng Nai, Đắk Lắk, Lâm Đồng. Bơ sáp, bơ Hass, bơ Booth, bơ Tứ Quý, bơ Dài, bơ Ba Tư, … là những loại bơ phổ biến hiện nay.
Thuộc giống cây thân gỗ to, cao khoảng 10m, bơ có hệ tán lá khá dày và to. Lá bơ thuôn dài màu xanh đậm. Hoa bơ màu xanh vàng rất đẹp. Quả bơ thường dài khoảng 10-15cm. Bóc lớp vỏ bên ngoài ra, bạn sẽ thấy lớp thịt mềm mại màu vàng bên trong.
Bơ có vị ngọt bùi, béo ngậy với hương thơm đặc trưng. Thành phần của bơ ít khoáng chất nhưng nhiều calo, nước, vitamin A-B-C, protid, lipid, glucid, tro, chất xơ. Đa số dưỡng chất của bơ nằm ở phần thịt màu xanh sát với lớp vỏ ngoài. Vì thế, người ăn bơ thường dùng tay lột vỏ bơ chứ không dùng thìa xúc.
Chứa nhiều dinh dưỡng như thế nên quả bơ rất tốt cho sức khỏe. Nếu ăn bơ ở mức vừa phải, bơ mang đến nhiều tác dụng như:
- ít đau dạ dày
- tiêu hóa tốt
- giảm cholesterol có hại
- da dẻ mịn màng
- huyết áp ổn định hơn
- hệ thần kinh và tim mạch hoạt động tốt hơn
Bơ còn là trợ thủ đắc lực cho chị em trong quá trình giảm cân. Chất xơ trong quả bơ tạo cảm giác no lâu. Tuy nhiên, nếu ăn bơ quá nhiều sẽ dẫn đến phản tác dụng vì lượng chất béo và calo trong quả bơ rất cao.
Thực hư thông tin mẹ cho con bú ăn bơ mất sữa
Mẹ cho con bú ăn bơ có mất sữa hay không?
Vốn giàu giá trị dinh dưỡng như thế, quả bơ được mẹ bầu ưu tiên đưa vào thực đơn trái cây cần thiết cho thai kỳ. Nhưng sau thai kỳ, quả bơ lại không được mẹ ưu tiên nữa.
Các mẹ bỉm kháo nhau rằng ăn bơ sẽ mất sữa. Thực ra, ăn bơ có mất sữa hay không còn tùy vào cơ địa từng người.
Sau sinh, hệ tiêu hóa của mẹ chưa hoạt động lại bình thường. Ăn bơ nhiều sẽ khiến mẹ đầy bụng. Sữa mẹ vào bé cũng khó tiêu hơn, óc ách hoặc thậm chí nôn mửa.
Các chất trong quả bơ làm giảm quá trình tiết sữa của mẹ khiến lượng sữa ít đi. Nhựa mủ quả bơ có thể làm mẹ bị bị dị ứng, sưng lưỡi và ngứa khoang miệng.
Lưu ý cho mẹ sau sinh khi ăn bơ
Mỗi ngày, mẹ chỉ nên ăn khoảng 2 thìa cà phê bơ tương đương 1/6 quả bơ. Ăn nhiều hơn sẽ dẫn đến những tác hại như trên.
Beta – sitosterol trong quả bơ làm giảm cholesterol cần thiết trong cơ thể. Mẹ sau sinh ăn bơ liên tục trong thời gian dài sẽ bị loãng máu.
Calo trong bơ rất nhiều, dễ khiến mẹ tăng cân. Phụ nữ bình thường có thể ăn bơ và cắt giảm khẩu phần. Sau sinh cần lượng dinh dưỡng nhiều để hồi phục và tiết sữa cho con. Nếu cắt giảm khẩu phần, mẹ sẽ lâu hồi phục. Sữa không đủ chất cũng khiến bé không phát triển toàn diện.
Mẹ có tiền sử bệnh gân, cơ địa mẫn cảm, dễ dị ứng không nên ăn nhiều bơ.
Gợi ý cách chọn và bảo quản quả bơ
Cách chọn được quả bơ ngon
- Cuống bơ: Mẹ nên chọn quả có lõi cuống hơi vàng. Đây là bơ vừa chín tới, ăn rất ngon. Nếu lõi cuống màu xanh, quả bơ này chưa chín. Ngược lại, nếu lõi cuống màu nâu, quả này chín quá, có thể bị nẫu.
- Vỏ bơ: Bơ chưa chín sẽ có vỏ màu xanh. Màu vỏ chuyển sang nâu tím, sần sùi nghĩa là bơ đã bắt đầu chín rồi.
- Cầm bơ và nắn nhẹ xung quanh: Bơ chín ngon sẽ cầm nặng, chắc tay. Khi nắn bơ, tay có cảm giác hơi mềm.
Bảo quản bơ đúng cách
- Bơ đang chín: mẹ bảo quản ở 23-25 độ C cho bơ chín đều. Không nên để bơ tiếp xúc trực tiếp với mặt đất hoặc ủ kỹ quá.
- Với bơ đã chín, mẹ hãy làm sạch vỏ bơ nhẹ nhàng với nước ấm. Sau đó mẹ có thể bọc nguyên quả bơ chín với giấy báo. Hoặc mẹ có thể cắt thành từng miếng/xay nhuyễn, cho vào hộp kín và bảo quản trong tủ lạnh để ăn dần.
Như vậy, ăn bơ có mất sữa không còn tùy vào cơ địa mỗi người. Chúc mẹ sớm hồi phục và lợi sữa cho bé khỏe mạnh nhé!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!