Xét nghiệm máu có phát hiện có thai không là câu hỏi của nhiều mẹ lần đầu mang thai. Câu trả lời là được. Xét nghiệm này giúp kiểm tra nồng độ hormone hCG trong máu. Nếu lượng hCG thấp và không tương ứng với tuổi thai thì chứng tỏ thai chậm phát triển, bị mang thai ngoài tử cung hoặc thai chết lưu. Trường hợp nồng độ hCG cao bất thường thì có thể là bạn đang mang đa thai, mang thai trứng,…
Bạn nên đọc bài viết này để biết:
- Xét nghiệm máu có phát hiện có thai không?
- Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm máu để phát hiện có thai
- Các lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm máu xác định mang thai
- Các phương pháp khác để xác định mang thai
Xét nghiệm máu có phát hiện có thai không?
Hiện nay, các phương pháp phát hiện có thai đều dựa vào việc chuẩn đoán hình ảnh như: siêu âm ổ bụng, siêu âm đầu dò hoặc sự thay đổi hormone trong cơ thể của phụ nữ. Bên cạnh đó, việc dùng que thử thai cũng là một trong những lựa chọn tiện lợi, giúp phụ nữ có thể biết kết quả ngay tức thì.
Bạn có thể chưa biết:
Mẹ có biết: Xét nghiệm máu có thể phát hiện hội chứng Down trong thai kỳ
Thực hư việc xét nghiệm máu biết con trai hay con gái
Ngoài những phương pháp trên, có một phương pháp khác cho kết quả có thai với độ chính xác cao hơn là xét nghiệm máu. Thực ra, đây là xét nghiệm giúp kiểm tra nồng độ Beta-hCG có trong nước tiểu hoặc máu của người mẹ.
hCG là một loại hormone được tiết ra từ hợp bào nuôi, có nhiệm vụ kích hoạt những tế bào mầm của thai nhi phát triển. Hơn nữa hormone hCG còn có vai trò kích thích sinh ra hormone sinh dục, giúp hình thành giới tính thai nhi.
Ngay sau khi trứng thụ tinh và làm tổ trong niêm mạc tử cung, hormone hCG xuất hiện. Nồng độ đạt tối đa của hormone này là khi bào thai được 2,5 tháng tuổi và ổn định đến lúc sinh đẻ. Vì vậy, bằng chứng rõ ràng nhất của dấu hiệu thai nghén chính là sự hiện diện của hormone hCG trong máu.
Xét nghiệm máu là phương pháp phát hiện mang thai sớm
Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm máu để phát hiện có thai
Việc xác định nồng độ hCG trong máu có thể giúp người phụ nữ biết mình có mang thai hay không, ngay cả khi họ chưa có những biểu hiện mang thai như: chậm kinh, buồn nôn, mệt mỏi,… Dù hCG chỉ gia tăng khối lượng rất nhỏ từ 6 đến 8 ngày sau khi thụ thai, xét nghiệm máu vẫn có thể cho kết quả mang thai sớm khá chính xác. Dưới đây là ý nghĩa của các chỉ số nồng độ hormone hCG theo từng tuần:
- Thai 3 tuần: 5 – 50 mIU/ml
- Thai 4 tuần: 5 – 426 mIU/ml
- Thai 5 tuần: 18 – 7.340 mIU/ml
- Thai từ 7 đến 8 tuần: 7.650 – 229.000 mIU/ml
- Thai từ 9 đến 12 tuần: 25.700 – 288.000 mIU/ml
- Thai từ 13 đến 16 tuần: 13.300 – 254.000 mIU/ml
- Thai từ 17 đến 24 tuần: 4.060 – 165.400 mIU/ml
- Từ tuần thứ 25 cho đến lúc sinh: 3.640 – 117.000 mIU/ml
- Từ 4 đến 6 tuần sau sinh: Dưới 5 mIU/ml
Sau mỗi 3 ngày, lượng hormone hCG thường sẽ tăng lên gấp đôi. Ở tuần thứ 15 đến 16 của thai kỳ, nồng độ sẽ đạt mức cao nhất, rồi sau đó giảm dần và biến trong vài tuần sau sinh. Bên cạnh việc xác định tuổi thai, nồng độ hCG trong nước tiểu/máu còn là cơ sở giúp bác sĩ có thể theo dõi tình trạng bào thai trong thai kỳ.
- Trường hợp lượng hCG thấp và không tương ứng với số tuổi thai thì chứng tỏ bạn đang mang thai ngoài tử cung, thai chậm phát triển hoặc chết lưu.
- Trường hợp nồng độ hCG cao một cách bất thường thì là do tính tuổi thai non tháng, mẹ mang đa thai, mang thai trứng, bị bệnh lý tế bào nuôi,…
Bạn có thể chưa biết:
Mẹ bầu cần thực hiện bao nhiêu các xét nghiệm khi mang thai?
Xét nghiệm beta Hcg – Tốt và chính xác hơn que thử thai
Nếu nồng độ hCG cao một cách bất thường thì có khả năng mẹ đang mang đa thai, mang thai trứng,…
Các lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm máu xác định mang thai
Trước khi thực hiện bất kỳ xét nghiệm nào, bạn nên tuân thủ những quy đinh để việc xét nghiệm diễn ra suôn sẻ, hiệu quả, giảm sai số khi trả kết quả về. Dưới đây là những lưu ý trước khi xét nghiệm máu xác định mang thai:
- Khác với những xét nghiệm thông thường, xét nghiệm máu phát hiện có thai không cần phải nhịn ăn trước khi thực hiện. Thời điểm để lấy máu thực hiện xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng.
- Tuyệt đối không được uống nước chè, nước có gas, rượu, bia và những đồ uống có cồn khác trong 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm, để kết quả trả về được chính xác nhất.
Các phương pháp khác để xác định mang thai
Siêu âm đầu dò
Đây là phương pháp chuẩn đoán quan trọng giúp kiểm tra xem phụ nữ đã mang thai hay chưa. Sau khi thụ tinh 17 ngày hoặc chậm kinh 7 ngày, thực hiện siêu âm đầu dò sẽ cho kết quả chính xác về việc mang thai của người mẹ.
Siêu âm đầu dò là một trong những phương pháp giúp phát hiện có thai sớm
Siêu âm vùng bụng
Đây là một trong những phương pháp được sử dụng nhiều trong các trường hợp, trong đó có kiểm tra việc mang thai. Thời gian thực hiện siêu âm bụng để cho kết quả chính xác sẽ chậm hơn so với siêu âm đầu dò. Thông thường, mẹ nên đi siêu âm vùng bụng khi bị chậm kinh từ 3-4 tuần, tức là thai hơn 6 tuần tuổi.
Như vậy, xét nghiệm máu có thể cho biết người phụ nữ có mang thai hay không. Việc thực hiện bằng phương pháp trên vừa đơn giản lại ít tốn kém. Nó không chỉ cho ra kết quả mang thai chính xác mà còn biết được tình trạng cơ bản của mẹ và con, giúp bạn có sự chuẩn bị tốt trong thai kỳ.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!