Uống thuốc tiêu sữa có nên vắt sữa không? Những ảnh hưởng khác của thuốc tiêu sữa là gì?

Ngoài những tác dụng không thể phủ nhận, thuốc tiêu sữa có nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Mẹ có thể gặp các triệu chứng như tâm trạng thất thường, chóng mặt, ăn không ngon miệng, hoa mắt. Tuy nhiên, vẫn có nhiều mẹ khoẻ mạnh bình thường không gặp các triệu chứng trên.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Uống thuốc tiêu sữa có nên vắt sữa không? Rất nên các mẹ nhé, vì hoạt động này chẳng những kích tuyến vú hoạt động mạnh mà còn giúp đẩy mạnh khả năng tiết sữa trở lại cho các đợt bú sau. Hãy cùng theAsianparent tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

  • Thuốc tiêu sữa là gì?
  • Uống thuốc tiêu sữa có nên vắt sữa không?
  • Những vấn đề khác cần quan tâm khi dùng thuốc tiêu sữa

Thuốc tiêu sữa là gì?

Sữa mẹ là dưỡng chất rất cần thiết cho trẻ sơ sinh do có rất nhiều kháng thể tốt. Tuy nhiên, tuỳ theo từng bé mà mẹ cần quyết định thời điểm cai sữa để bé có thể phát triển khoẻ mạnh.

Hiện tại có nhiều cách cai sữa cho bé mà mẹ có thể áp dụng, chẳng hạn như mẹ có thể gửi sang nhà nội ngoại để bé không đòi ti hoặc bôi nhọ nồi lên ti. Nhưng sau khi bé không bú nữa mà sữa mẹ vẫn còn rất nhiều mẹ sẽ căng tức ngực. Mẹ cần tìm hiểu các liệu pháp trị dứt sữa để hạn chế đau đớn, khó chịu trong người.

Thuốc tiêu sữa được xem như một phương pháp đặc trị hữu hiệu, thay vì dùng những phương pháp cắt sữa dân gian. Cách này thường được các mẹ tìm đến và sử dụng khi muốn cai sữa cho con. Theo một số mẹo cai sữa dân gian, các mẹ có thể ăn lá lốt, măng tươi, dâu tằm hoặc đắp lá bắp cải lên ngực. Thậm chí là sử dụng thuốc tránh thai tuy nhiên cách này lại không mang đến hiệu quả cao. Ngày nay, y học hiện đại và tiên tiến mang đến cơ hội cho các mẹ cơ hội sử dụng thuốc tiêu sữa. Thuốc hỗ trợ giảm tiết sữa nhờ tác dụng làm thay đổi hormone trong cơ thể mẹ.

Mặc dù đạt hiệu quả ưu việt, tác động nhanh hơn nhưng loại thuốc này vẫn tiềm ẩn rủi ro. Dùng nhiều thuốc tiêu sữa có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người sử dụng. Ngoài mục đích cai sữa sau sinh, các dòng thuốc cắt sữa còn hỗ trợ điều trị các bệnh lý.

Bài viết liên quan:

Uống thuốc tiêu sữa có nên vắt sữa không?

Mẹ bỉm uống thuốc tiêu sữa có ảnh hưởng ra sao?

Ngoài những tác dụng không thể phủ nhận, thuốc tiêu sữa có nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Mẹ có thể gặp các triệu chứng như tâm trạng thất thường, chóng mặt, ăn không ngon miệng, hoa mắt. Tuy nhiên, vẫn có nhiều mẹ khoẻ mạnh bình thường không gặp các triệu chứng trên. Nguyên nhân do tuỳ liều lượng sử dụng, chế độ nghỉ ngơi ăn uống của từng người.

Đặc biệt mẹ tuyệt đối không nên cho con bú khi đang dùng thuốc tiêu sữa. Thuốc sẽ có tác dụng lên cơ thể mẹ từ ngày thứ hai sử dụng. Khoảng 4-5 ngày kể từ khi dùng thuốc cắt sữa, mẹ nên ngừng cho bé bú. Trong thuốc có một số chất không tốt cho sức khoẻ bé, mẹ nên dùng sữa công thức thay thế.

Uống thuốc tiêu sữa có nên vắt sữa không?

Đây cũng là thắc mắc được các bà mẹ lưu tâm. Do thời gian ban đầu khi mới uống thuốc tiêu sữa, sữa trong ti mẹ vẫn còn nhiều. Câu trả lời cho câu hỏi này là khi uống thuốc tiêu sữa các mẹ rất cần phải vắt sữa. Vắt sữa trong lúc uống thuốc tiêu sữa sẽ giúp kích tuyến vú hoạt động. Điều này nhằm đảm bảo tuyến vú vẫn có khả năng tiết sữa trong các đợt bú sau. Thế nhưng mẹ không nên vắt hết sữa ra ngoài. Nếu vắt hết có thể khiến sữa bị kích thích và tiết ra nhiều hơn.

Bài viết liên quan:

Thực hư thông tin mẹ uống bia khi cho con bú giúp gọi sữa về cấp tốc

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hướng dẫn cách vắt sữa mẹ bằng tay hiệu quả

Mẹ bỉm có thể dùng nhiều cách để vắt sữa ra khỏi bầu vú, tuy nhiên nếu không có dụng cụ hay máy móc hỗ trợ thì mẹ dùng tay để vắt sữa vẫn rất hiệu quả. Các bước thực hiện đơn giản như sau:

  • Rửa sạch và lau bàn tay và chiếc khăn mềm
  • Dùng khăn mềm lau sạch bầu vú. Trong khi đó mẹ có thể ngồi hoặc đứng sau cho thoải mái, đặt ly chứa sữa hoặc bình sữa ở gần vú.
  • Đặt ngón tay trỏ phía bên dưới bầu vú, sao cho hướng gần về phía quầng vú và ngón tay cái của bạn ở trên bầu vú, đối diện với ngón trỏ
  • Tiếp theo bạn hãy giữ các ngón tay ở nguyên vị trí trên ngực và dùng lực bóp nhẹ nhàng. Chú ý không để ngón tay của bạn chạm lên da, có thể nhiễm khuẩn sữa cho bé bú
  • Tiếp tục giữ lực, ép về phía sau. Đồng thời, dùng ngón trỏ và ngón út cùng lúc ép xuôi nhẹ về phía trước, làm sữa chảy ra khỏi các túi sữa, tràn ra đầu vú.
  • Nới lỏng lực ép của tay để các tuyến sữa đầy lại rồi lặp lại thao tác trên.

Những vấn đề khác cần quan tâm khi dùng thuốc tiêu sữa

Một trong những vấn đề được các mẹ quan tâm nhất ngoài uống thuốc tiêu sữa có nên vắt sữa không là ngưng uống thuốc tiêu sữa có cho con bú được không. Mẹ hoàn toàn có thể cho con bú trở lại. Tuy nhiên, thành phần của thuốc tiêu sữa có thể bé sẽ hấp thụ qua đường sữa mẹ. Tốt nhất, mẹ nên đợi khoảng 7-10 ngày hãy cho bé bú lại sau khi thuốc đã đào thải.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ cũng có thể có thắc mắc là có nên dùng thuốc tiêu sữa để cắt sữa cho con? Đây là lựa chọn của từng cá nhân, để đảm bảo an toàn, rất cần tham vấn từ bác sĩ. Vì đối với cả sức khoẻ mẹ và bé thì sự an toàn cần đặt lên trên hết. Tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn từ bác sĩ, chuyên gia không dùng thuốc theo chỉ dẫn người quen. Luôn đọc kỹ thông tin, liều lượng và hướng dẫn khi sử dụng thuốc tiêu sữa.

 

Tóm lại, trong quá trình chờ đợi khi sử dụng thuốc tiêu sữa, mẹ hoàn toàn nên vắt sữa. Lợi ích của việc vắt sữa khi uống thuốc tiêu sữa nhằm đảm bảo con bú lại mẹ có đủ sữa. Mẹ cần lưu ý không sử dụng sữa được vắt ra khi đang dùng thuốc tiêu sữa nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác

Bài viết của

mInH.tHu