Dấu hiệu mẹ ít sữa và 3 cách khắc phục kịp thời

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô giá đối với sự phát triển của trẻ. Do đó, ngay khi nhận thấy mình có dấu hiệu mẹ ít sữa, các mẹbỉm nên có hướng giải quyết kịp thời.
Sữa mẹ và bé
Dấu hiệu mẹ ít sữa là gì?
Đặc trưng cơ thể mỗi người mẹ đều đủ nguồn sữa cho con mình bú ít nhất 6 tháng sau sinh. Đó là kết luận nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Tuy nhiên, khả năng dự trữ sữa của mỗi người mẹ không hề giống nhau. Nếu như mẹ không cung cấp đủ lượng sữa cần thiết theo nhu cầu của bé, đó là dấu hiệu mẹ ít sữa.
Hiện tượng mẹ ít sữa được nhận biết như thế nào?
Biểu hiệu của mẹ
Cơ thể mẹ không tiết ra nhiều sữa
Thông thường, khoảng 3 ngày sau sinh, lượng sữa mẹ tiết ra sẽ tăng dần lên để đảm bảo đủ sữa cho bé. Nếu sau nhiều ngày, lượng sữa của mẹ vẫn ít như ngày đầu sau sinh, cần nghiêm túc xem đó có phải là dấu hiệu mẹ ít sữa hay không.
Ngực mẹ xẹp xuống
Bầu ngực căng đầy là biểu hiện rõ rệt của sữa nhiều. Nếu không có sữa, bầu ngực mẹ sẽ nhỏ và mềm nhão, không có cảm giác căng ngực. Mẹ cũng sẽ cảm thấy cơ thể uể oải, mệt mỏi, ăn uống chậm tiêu, khó thở, …
Mẹ bị tắc sữa
Trong trường hợp này, mẹ có sữa đầy đủ. Tuy nhiên, sữa lại bị tắc, bầu ngực căng đến mức đau, sườn bị chướng, … Mẹ sẽ thấy căng thẳng, ức chế, cực kì khó chịu.
Biểu hiện của bé
Thời gian bé bú khá ngắn
Nếu mẹ đủ sữa, bé thường bú rất ngoan. Miệng sẽ mở rộng, bú chậm và đều đặn. Thậm chí, nếu lượng sữa dồi dào, bé thỉnh thoảng nuốt sữa khá rõ.
Ngược lại, nếu sữa mẹ ít, bé sẽ bú không lâu. Bé bỏ bú hoặc không hứng thú, không tập trung lúc bú. Những lúc như vậy, thường bé chỉ bú một lúc ngắn rồi không bú nữa.
Bé chậm tăng trưởng, thường quấy khóc
Sữa mẹ là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng vô giá với trẻ nhỏ. Nếu mẹ ít sữa, bé không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất sẽ dẫn đến tình trạng chậm tăng trưởng. Sau khi chào đời khoảng 5 ngày, trọng lượng bé tăng thêm 20-30 g mỗi ngày được xem là hợp chuẩn. Nếu bé chưa đạt đến mức tăng này, mẹ nên xem lại mình có dấu hiệu mẹ ít sữa hay không nhé!
Số lần thay tã ít
Nếu bé bổ sung năng lượng ít thì lượng “thải ra” cũng ít theo. Do đó, lượng phân và nước tiểu của bé ít, thay tã ít lần trong ngày có thể ngầm báo bé không bú đủ sữa.
Bé bị mất nước
Bên cạnh đó, nếu nước tiểu của bé có màu sẫm, miệng bé khô hoặc da bị vàng, cơ thể bé đang bị mất nước. Thiếu hụt sữa mẹ là nguyên nhân thường thấy của biểu hiện mất nước của trẻ.
Nguyên nhân khiến mẹ ít sữa
Bất cứ thay đổi nào trong cơ thể cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ và bé.
Nguyên nhân từ mẹ
Nội tiết tố thay đổi: Mẹ bị mất cân bằng nội tiết tố trong giai đoạn sau sinh thường sẽ thiếu sữa cho bé. Mẹ bị ít sữa thường xuất phát từ nguyên nhân chính là do căng thẳng, thiếu ngủ sau sinh
Tuyến vú có vấn đề: Trong thai kỳ, nếu không được phát triển đầy đủ, vú mẹ sẽ không có đủ mô sản xuất sữa (gọi nôm na là tuyến tạo sữa). Hoặc trước đây, mẹ đã từng trải qua phẫu thuật hay xạ trị ở ngực sẽ khó sản xuất đủ sữa cho bé. Núm vú bị đau do chưa quen cảm giác bé bú hoặc cho bú khiến mẹ bị đau.
Uống thuốc trong và sau thai kỳ: Trong quá trình mang thai và sau sinh, có thể mẹ đã uống phải những loại thuốc ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa.
Mẹ đã phải trải qua phẫu thuật hay xạ trị ở vú.
Nguyên nhân từ bé: bé bú kém
Nếu bé bị tách khỏi mẹ quá sớm và nuôi bằng sữa công thức, bé sẽ gặp khó khăn trong việc bú mẹ.
Nếu bé không được bú mẹ thường xuyên, tuyến sữa của mẹ không được kích thích hoạt động đều đặn. Lúc này, tình trạng giảm hoặc ngừng sản xuất sữa sẽ xảy ra.
3 cách khắc phục kịp thời khi phát hiện dấu hiệu mẹ ít sữa
Cho bé bú mẹ đúng cách
Mẹ nên cho bé bú đều cả hai bên ngực để kích thích tuyến sữa đều ở hai bên, tránh bị tắc sữa.
Cho bé bú theo nhu cầu, đừng cố định theo khung giờ chuẩn. Khung giờ chuẩn nhất chính là đồng hồ sinh học của bé. Thường tầm 2-3 tiếng, bé sơ sinh sẽ cần được bú mẹ một lần. Nếu bé ngủ quá nhiều, mẹ nên đánh thức và khuyến khích bé bú thường xuyên.
Tập cho ngực điều tiết sữa đều đặn
Trong những ngày đầu cho con bú, cơ thể, đặc biệt là ngực mẹ chưa kịp thích nghi với việc tiết sữa. Do đó, mẹ nên tạo điều kiện cho ngực tiết sữa đều đặn. Song song với việc cho bé bú, mẹ nên thường xuyên vắt sữa để dự trữ khi cần.
Nghỉ ngơi đầy đủ
Sinh con lấy đi rất nhiều sức lực của mẹ. Mẹ cần được nghỉ ngơi, cung cấp đủ dưỡng chất để có thể sản xuất đủ sữa cho bé.
Chúc mẹ sớm nhận ra dấu hiệu mẹ ít sữa để kịp thời khắc phục nhé!
Xem thêm:
- Các món ăn nhiều sữa cho mẹ sau sinh nên ăn!
- Chia sẻ kinh nghiệm để sữa về ào ào, ướt áo dành cho mẹ sinh mổ
- THIẾU SỮA CHO CON - 6 dấu hiệu làm mẹ lầm tưởng mình thiếu sữa