Bà bầu 8 tháng ăn măng tươi được không là câu hỏi rất nhiều thai phụ thắc mắc. Theo các chuyên gia trong măng tươi có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng bà bầu ăn măng tươi bị một số tác dụng phụ. Vậy thực hư ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết sau.
Bà bầu 8 tháng ăn măng tươi được không?
Các nghiên cứu cho rằng măng tươi có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cho thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên, măng lại có nhiều chất xơ, có thể làm khó tiêu cho bà bầu. Bên cạnh đó, trong măng cũng chứa một lượng lớn cyanide. Dưới tác dụng của các enzyms tiêu hóa, cyanide chuyển hóa thành axit cyanhydric (HCN), chất có thể gây ngộc độc cao. Các triệu chứng ngộ độc có thể mắc phải như: đau đầu, ói mửa, hạ huyết áp.
Bà bầu 8 tháng vẫn nên hạn chế ăn măng tươi
Vậy bà bầu 8 tháng có sử dụng măng tươi được không. Câu trả lời là có, nhưng cũng nên hạn chế sử dụng để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Những tác hại có thể gặp khi thai phụ sử dụng măng
Măng tơi là món ăn ngon, chế biến được nhiều món ăn. Đặc biệt, măng còn là món ăn đặc trưng của ngày Tết. Tuy nhiên, với thai phụ sử dụng măng thì cần lưu ý một số tác dụng phụ sau:
Nguy cơ gây ngộ độc thai kỳ
Dù ở tháng thứ 8, thai nhi đã khá khỏe mạnh nhưng mẹ cũng nên cẩn trọng khi sử dụng măng. Măng có chứa nhiều độc tố đặc biệt là glucozit. Chất này khi vào trong dạ dày sẽ bị phân phủy dưới tác động của men tiêu hóa sinh ra acid xyandydric dễ gây ngộ. Một số biểu hiện mẹ có thể gặp là ói mửa, chóng mặt, khó thở.
Gây nên hiện tượng đầy bụng
Như đã đề cập ở trên, măng có chứa nhiều chất xơ. Nếu mẹ ăn quá nhiều sẽ gây khó tiêu, đầy hơi. Đi kèm có thể là biểu hiện ợ hơi, nóng cổ.
Gây thiếu máu
Các mẹ bầu khi mang thai thường xuyên phải bổ sung sắt cho cơ thể để hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi.Tuy nhiên, khi ăn măng, bà bầu sẽ có nguy cơ thiếu sắt bởi trong măng có chất hạn chế hình thành máu dễ gây thiếu máu ở bà bầu.
Bên cạnh đó, độc tố cyanide trong măng tươi có khả năng làm vô hiệu hóa enzym sắt. Khiến cho người ăn bị thiếu oxi, dẫn đến thiếu máu.
Sử dụng măng nhiều có thể gây thiếu máu ở bà bầu
Giá trị dinh dưỡng của măng
Dù măng có thể gây ngộ độc cho thai phụ nếu sử dụng quá mức. Nhưng măng vẫn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng không thể bỏ qua.
Chất xơ
So với các loại rau củ khác, hàm lượng chất xơ trong măng khá cao (khoảng 2.56%). Hàm lượng chất xơ này sẽ giúp người dùng giảm nguy cơ các bệnh ung thư. Đặc biệt là các bệnh ung thư hệ tiêu hóa.
Chất chống oxy hóa
Phytosterol trong măng hoạt động như một chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm viêm và cải thiện sức khỏe của các tế bào trong cơ thể.
Ít chất béo và đường
Lượng chất béo và đường có trong măng hầu như không đáng kể. Như vậy, bạn không phải quá lo lắng về vấn đề cân nặng hoặc nguy cơ tiểu đường khi ăn măng.
Các loại chất dinh dưỡng khác
Ngoài 91% là nước, măng chứa protein, các loại vitamin và khoáng chất khác như canxi, sắt, kali và phốt pho. Đặc biệt, hàm lượng kali trong măng khá cao.
Cứ 100g măng chứa khoảng 533 mg kali. Hàm lượng kali này sẽ giúp cơ thể chống lại các bệnh ung thư.
Những lưu ý khi bà bầu ăn măng
Vì hàm lượng chất cyanide trong măng tươi khá cao. Do đó, trước khi chế biến mẹ nên luộc măng nhiều lần để loại bỏ bớt độc tố.
Trong quá trình luộc măng, mẹ cũng lưu ý mở nắp để độc tố thoát ra. Không sử dụng lại nước luộc măng.
Không nên sử dụng măng thường xuyên. Lượng măng cho phép mỗi lần ăn là 200 – 300g.
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!