Ứng phó với tính ương bướng của trẻ – Tuổi lên 2, lên 3 – trẻ trở nên ương bướng, cáu kỉnh, phản kháng, ăn vạ, khóc lóc, mè nheo … và hầu như tất cả mọi vấn đề về hành vi tưởng chừng bùng nổ ở đây. Đấy chính là giai đoạn khủng hoảng lên 2, lên 3 của trẻ. Giai đoạn phát triển tâm lý, hành vi của trẻ mà gần như trẻ nào cũng phải trải qua.
Vậy làm sao để cha mẹ có thể ứng phó và giúp con phát triển qua giai đoạn này, hay cha mẹ xem đó là hành vi hư hỏng, hổn láo, lì lợm, ương bướng, nghịch phá…
Những vấn đề xung quanh tính ương bướng của trẻ
Có mẹ than phiền rằng con luôn nói “Con không, không thích, không muốn” khi mẹ đưa ra bất cứ yêu cầu nào.
Có mẹ thì nói con mình hay tranh đồ chơi với bạn, tranh xong rồi lại vứt đó không chơi. Có bạn thì luôn làm ngược lại những gì bố mẹ yêu cầu, biết sai, biết không đúng nhưng vẫn làm, vẫn chơi và vẫn phá theo cách của mình.
Có mẹ thì bất lực khi con làm sai, mắng nhiều lần, quát nhiều nhưng con vẫn không sợ… và vô cùng nhiều các ví dụ về độ tuổi “ẩm ương” này của các bé.
Có bé thì chỉ việc mẹ bước vào nhà trước bé – mà bé có thể lăn đùng khóc thét, vật vã kêu la… tâm lý vô cùng nhạy cảm.
Các mẹ có biết là – thái độ hay chống đối hoặc phản kháng của trẻ là minh chứng cho sự phát triển não bộ của bé. Khi này, bé nhận thức được mọi thứ xung quanh mình, bắt đầu đưa ra những suy nghĩ cũng như đánh giá của riêng mình.
Đôi khi bé đơn giản chỉ nói ra suy nghĩ của riêng mình nhưng với bố mẹ, đó là hành động phản kháng.
“Cho nên bố mẹ hãy nghĩ rằng đây là giai đoạn phát triển cần thiết của trẻ chứ không phải là con hư hay con hay thích cãi… để có thể kiên nhẫn và bình tĩnh giúp con qua giai đoạn này”
Cách người Nhật ứng phó với tính ương bướng của trẻ
Theo lời khuyên của người Nhật thì bố mẹ nên phân biệt và dứt khoát thực hiện kỷ luật mềm mỏng với bé ngay từ giai đoạn này.
Việc này bao gồm “mắng con” và “giải thích”, “thuyết phục” con.
Bắt buộc phải mắng con
Nếu con làm bị thương chính mình hoặc người khác. Mẹ hãy nhìn thẳng vào mắt bé, nói chậm và chắc rằng việc con vừa làm là không đúng.
Khi bé làm mình hay người khác bị thương thì mẹ cần mắng nghiêm khắc để bé biết đó là hành động sai và không có bất kỳ lý do nào để giải thích cho việc này. Nếu mẹ chỉ giải thích nhẹ nhàng qua loa trong trường hợp này rất có thể bé sẽ lặp đi lặp lại, dần dần hình thành xu hướng bạo lực của trẻ.
Bình thường mẹ hãy nhẹ nhàng, kiên nhẫn với bé để tới khi bé mắc lỗi như trên, mẹ mắng một cách nghiêm khắc, bé sẽ nhận ra sự khác biệt so với bình thường, bé sẽ sợ.
Nếu lúc nào mẹ cũng mắng thì bé quen và không sợ nữa, từ đó dẫn tới tình trạng bé cứ nghịch ngợm và mẹ cứ quát mắng, bé không biết được mình sai ở đâu và mẹ thì stress.
Trừ hai trường hợp trên thì mẹ hãy giải thích nhẹ nhàng và kiên nhẫn thuyết phục trẻ
Ví dụ bé không chịu đi giày khi ra ngoài, thay vì mắng và bắt bé phải đi giày mẹ hãy giải thích là nếu không đi giày thì chân sẽ đau, cần thiết mẹ lấy cả mấy viên sỏi nhỏ, cho bé dẫm lên đó để tự bé cảm nhận được sẽ bị đau nếu không đi giày.
Ngoài ra mẹ hãy thấu hiểu tâm lý của trẻ nhỏ. Thay vì bắt con phải làm những việc này, việc kia, mẹ hãy cho con thực hiện một cách tự nhiên và tự nguyện bằng cách chính bố mẹ, ông bà, người trong gia đình cũng thực hiện những điều đó.
“Dạy con từ thuở còn thơ” phải chăng đây chính là giai đoạn ta phải uốn nắn và dạy con, nhưng dạy như thế nào để trẻ có thể phát triển đúng và tốt với tâm lý hành vi của mình, chứ không phải trở nên bạo lực, bướng bỉnh và phản kháng hơn.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!