Trẻ vào lớp 1 không tập trung có phải vì chưa quen môi trường mới, còn hiếu động? Có đến 10 lý do có thể khiến con bạn không thể tập trung học tập ở trường!
Dấu hiệu của việc trẻ không tập trung học ở trường
Đôi khi lơ đãng, hay có lúc thích nói chuyện hơn thích học chưa chắc đã cho thấy con bạn kém tập trung. Các dấu hiệu phổ biến của sự kém tập trung như sau:
- Con học không tốt
- Con không thích đi học
- Có thể con thường xuyên có hành vi gây rối trong lớp
Trước khi bạn bắt đầu tìm kiếm giải pháp, bước đầu tiên là xác định lý do khiến con bạn gặp khó khăn trong việc tập trung ở trường.
10 lý do trẻ vào lớp 1 không tập trung
Thiếu thực hành
Trẻ mới vào lớp 1 có thể không tập trung vì vừa bước vào một môi trường mới. Điều này cũng có thể xảy ra với những trẻ lớn hơn sau một thời gian nghỉ học. Ví dụ như trẻ sau khi nghỉ hè hoặc sau đợt nghỉ tránh dịch Covid-19 này.
Không hiểu bài học là lý do trẻ vào lớp 1 không tập trung
Biểu hiện của trẻ có thể giống không tập trung, nhưng thật ra trẻ lại không hiểu bài học. Khi đó, trẻ có thể ngừng chú ý hoặc phải suy nghĩ lại về bài học. Do đó trẻ bị tụt lại phía sau so với mạch bài giảng của cô.
Không đủ thách thức
Đối với một số trẻ, những gì được dạy trong lớp không đủ thách thức. Khi đó trẻ có thể mất hứng thú với việc học và ngừng chú ý hoàn toàn.
Trẻ không tập trung vì phân tâm bởi các kích thích bên ngoài
Lớp học có thể là một nơi với rất nhiều tác nhân phiền nhiễu, nhất là với trẻ lớp 1. Từ những người bạn cùng lớp luôn hiếu động, rất nhiều tập vở và giấy bút. Một số trẻ sẽ khó thích nghi với những phiền nhiễu này. Do đó trẻ khó chú ý, tập trung vào bài vở và giáo viên.
Thiếu động lực cho trẻ
Trong một số trường hợp, vấn đề tập trung của con bạn thực sự có thể là một vấn đề động lực. Sự thiếu động lực này có thể dẫn đến một số vấn đề trong lớp học, bao gồm cả việc không quan tâm đến bài học
Cách học không phù hợp
Mỗi học sinh sẽ có cách học khác nhau. Một số bé học bằng cách quan sát. Có bé thì thích lắng nghe và phân tích. Có bé lại phải trực tiếp làm. Nếu giáo viên quá tập trung vào một phương pháp dạy không phù hợp với con bạn, bé có thể sẽ không tập trung tốt.
Trẻ lớp 1 không tập trung vì không ngủ đủ giấc hoặc không đủ dinh dưỡng
Nếu con bạn không ngủ đủ 8-10 tiếng mỗi đêm, trẻ sẽ không có năng lượng cần thiết để tập trung trong lớp. Bỏ bữa sáng là một nguyên nhân lớn khác của việc thiếu tập trung trong lớp. Nếu con bạn đến lớp với cái bụng đói, bé sẽ dễ bị phân tâm hơn. Và cũng đừng để con bị đói sau nửa buổi học. Bé sẽ mất hết sự tập trung ở nửa buổi cuối.
Môi trường học lộn xộn
Sách vở, giấy bút hay bàn ghế lộn xộn đều có thể khiến con mất tập trung. Đến lớp với một chiếc cặp sách không được sắp xếp, hay một cuốn vở ghi chằng chịt, bé sẽ tập trung tìm kiếm bút, thước, cục tẩy và sách vở thay vì chú ý đến những thứ đang được dạy. Trang trí lớp học quá nhiều cũng có thể khiến trẻ mất trung.
Lo lắng khiến trẻ không tập trung
Lo lắng về trường học hoặc điểm số có thể là một vấn đề sâu xa khiến bé mất tập trung trong lớp. Vì thế đừng tạo áp lực điểm số, thành tích hay kết quả kiểm tra cho bé.
Vấn đề về học tập
Nếu bé không mất tập trung vì những lý do trên, có lẽ bạn cần xem xét đến những vấn đề sức khỏe tinh thần của bé. Trong một số trường hợp, bé có thể bị Giảm chú ý, Rối loạn tăng động giảm chú ý hoặc Chứng khó đọc. Cũng có thể bé bị Rối loạn trung khu thính giác xử lý và hiểu lời nói.
Giảm chú ý là một loại của bệnh Rối loạn tăng động giảm chú ý. Điểm khác biệt là bé không có những triệu chứng tăng động trong lớp. Ví dụ như bé hay đi lại, thích di chuyển, thường xyên bồn chồn. Bé gặp rối loạn này sẽ mơ mộng và không tập trung khi nói chuyện.
Khi đã xác định chắc chắn lý do trẻ vào lớp 1 không tập trung, bạn có thể tìm cách giúp trẻ hiệu quả. Quan trọng nhất, hãy hiểu rằng trẻ không tập trung là điều bình thường và không quá đáng lo. Bố mẹ hãy kiên nhẫn giúp trẻ thay vì la mắng hay tạo áp lực thêm cho trẻ.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!