Hướng dẫn luyện tập trung chú ý cho trẻ – Để trẻ có thể tham gia cùng ngồi học, hợp tác với các bạn không phá bạn, trẻ chú ý đến lời cô hướng dẫn và thực hiện tốt yêu cầu của cô. Để có được những điều đó trẻ phải có khả năng tập trung chú ý tốt. Hiện nay có rất nhiều trẻ khả năng tập trung hạn chế rất nhiều, trẻ rất mau mệt mỏi khi tham gia vào hoạt động học tập. Không chỉ những trẻ khuyết tật mà kể cả những trẻ bình thường cũng gặp phải vấn đề về tập trung chú ý.
Tùy theo vào từng độ tuổi thì khả năng tập trung chú ý của trẻ phải phù hợp với độ tuổi đó, vì mức độ học của mỗi trẻ khác nhau. Do đó việc luyện tập trung chú ý cho trẻ ngay khi còn nhỏ rất quan trọng. Dần dần theo thời gian thì khả năng tập trung chú ý của trẻ phải tăng lên rất nhiều.
Ví dụ khi vào đến tiểu học thì việc học là hoạt động chính chứ không còn vui chơi như mẫu giáo, nếu trẻ nào khả năng tập trung chú ý hạn chế thì trẻ sẽ rất mau mệt mỏi, khi đó trẻ sẽ khó ngồi yên để chú ý đến lời cô giảng hoặc tập trung làm bài tập của mình mà trẻ sẽ quay qua quay lại phá bạn, nói chuyện với bạn. Đến khi cô giáo nhắc nhở nhiều lần thì trẻ sẽ đâm ra cáu gắt không muốn học nữa và sẽ bất hợp tác với cô giáo. Từ đó sẽ sinh ra rất nhiều vấn để nơi trẻ.
Vì vậy các bậc cha mẹ nên cố gắng phát triển tập trung chú ý cho trẻ càng sớm càng tốt.
Sau đây là một số bài tập, trò chơi gợi ý giúp cha mẹ có thể chơi cùng con và cũng giúp luyện tập trung chú ý cho trẻ. Và đây cũng là bài tập có thể áp dụng đối với trẻ em tăng động, khả năng chú ý hạn chế, trẻ tự kỷ, trẻ chậm phát triển trí tuệ…Quý phụ huynh có thể linh hoạt thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh gia đình và khả năng con của mình
Một số điều cần lưu ý khi áp dụng các bài tập trò chơi luyện tập trung chú ý cho trẻ:
Bài tập phát triển tập trung chú ý cho trẻ đòi hỏi phải có một không gian yên tĩnh, hạn chế những đồ vật gây phân tán sự tập trung vào hoạt động của mình
- Tăng dần mức độ chú ý của trẻ lên từ từ, ví dụ: Hiện tại trẻ có thể chú ý nghe mẹ đọc sách trong thời gian là 3p, thì hôm sau mẹ sẽ kéo dài thời gian hơn 1 chút là 4p, khi thấy trẻ chưa có dấu hiệu mệt thì phụ huynh có thể kéo dài lên thành 5p…
- Không nên la mắng, áp đặt trẻ phải thực hiện cho xong bài tập, trò chơi
- Tốt nhất ba mẹ nên hiểu sở thích của con như sử dụng các đồ chơi, các trò chơi mà con thích để phát triển khả năng chú ý cho con
- Sử dụng biện pháp khen thưởng cho trẻ khi trẻ hoàn thành bài tập, trò chơi
- Sử dụng các lời động viên khuyến khích trẻ như: cố lên con, sắp xong rồi, còn chút xíu nữa thôi, con giỏi rồi đó cố lên nhé…
Mộ số bài tập trò chơi gợi ý giúp luyện tập trung chú ý cho trẻ:
1. Trò chơi: “vẽ”
- Chuẩn bị: bảng, bút lông viết bảng, khăn lau
- Cách thực hiện: Phụ huynh nên sắp xếp các ý tưởng trong đầu trước khi chơi trò này với trẻ. Ta có thể vẽ một vòng tròn lên bảng nhưng nhớ là vẽ chậm chậm và hỏi trẻ “đố con mẹ vẽ cái gì?”, trẻ sẽ trả lời nếu biết, còn trẻ không trả lời được thì mẹ có thể nói “à là một hình tròn”, sau đó từ hình tròn ta vẽ một đường thẳng xuống và tiết tục hỏi trẻ “mẹ vẽ thành hình gì nữa đây?” “bong bóng”, tiếp tục vẽ xung quanh hình tròn nhiều hình oval để tạo thành bông hoa, sau đó vẽ thêm lá tạo thành cành hoa. Ta sẽ cố gợi ý đặt câu hỏi cho trẻ để trẻ chú ý vào nét vẽ. Có thể sáng tạo thành các hình như: con ốc sên, mặt trời, con sâu
2. Hoạt động tô màu
- Chuẩn bị: Giấy, bút màu
- Cách chơi: Phụ huynh gợi ý một số hình cho trẻ chọn để tô như: mặt cười, mặt buồn, hình tròn, vuông, con cá, con gà… đầu tiên nên cho trẻ chọn những hình đơn giản trước, dần dần cho trẻ chọn các hình phức tạp hơn. Phụ huynh nên tô cùng trẻ và khuyến khích trẻ bằng lời nói như: con tô mặt cười cho thật đẹp nhé giống của mẹ nè, xem ai tô nhanh hơn nhé…
3. Trò chơi “làm bánh”
- Chuẩn bị: đất sét, một số khuôn làm bánh
- Cách chơi: Phụ huynh cùng chơi với bé, vừa chơi vừa diễn giải bằng lời nói: “hôm nay sinh nhật ba, 2 mẹ con mình sẽ làm bánh tặng ba nhé! Đầu tiên mình làm bánh sinh nhật tăng ba”, vừa nói và vừa cùng bé nhào đất, dùng khuôn bánh ấn xuống để tạo thành bánh. Sau đó đặt câu hỏi cho bé “con muốn là gì tặng ba” nên gợi ý cho bé, và tiếp tục trò chơi tới khi nào bé có dâu hiệu chán
4. Trò chơi “tìm đường đi”
- Chuẩn bị: mô hình xe đồ chơi nhỏ, khối gỗ đồ chơi
- Cách chơi: sắp các khối gỗ tạo thành mô hình nhà tượng trưng, xếp đường đi: 1 đường sẽ về tới nhà, 1 đường sẽ vào hẻm cụt. Ban đầu Phụ huynh cho 2 đường, ngắn, sau đó tăng lên dài, tăng lên 3 đường, 4 đường cho bé chọn lựa
Cách chơi tìm đường này có thể sử dụng bút lông vẽ trên bài tập giấy nếu bé nào có kỹ năng vẽ, viết tốt
5. Trò chơi “chọn hình”
Hướng dẫn luyện tập trung chú ý cho trẻ
- Trò chơi này cho trẻ có khả năng tập trung chú ý tốt hơn
- Chuẩn bị: một số hình ảnh quen thuộc với trẻ
- Cách chơi 1: Ban đầu sử dụng 2 hình, cho trẻ quan sát sau đó cho trẻ nhắm mắt lại, mẹ giấu đi 1 hình và hỏi trẻ “con xem mất hình nào?”. Tăng lên lần lượt 3, 4, 5 hình khi trẻ làm tốt.
- Cách chơi 2: có thể mẹ sắp xếp thứ tự 2 hình, cho trẻ quan sát, sau đó mẹ xáo trộn 2 hình đó và yêu cầu trẻ sắp xếp lại. Tăng lên lần lượt 3, 4, 5… hình khi trẻ làm tốt
- Cách chơi 3: Cho trẻ quan sát 1 hình, sau đó mẹ sắp hình đó trong 2 hình khác, và yêu cầu trẻ tìm hình vừa được xem
6. Đọc sách
Cho bé nghe là hoạt động tăng khả năng chú ý ở trẻ rất tốt, phụ huynh nên đọc sách nhiều cho trẻ nghe. Khi đọc sách phụ huynh nên diễn tả nét mặt và giọng nói của mình phù hợp với các nhân vật trong truyện sẽ giúp trẻ thích thú hơn.
Hướng dẫn luyện tập trung chú ý cho trẻ
Khi trẻ có thể nhớ câu chuyện mà trẻ đã được nghe, ta có thể cùng trẻ kể lại câu chuyện bằng cách khơi gợi cho trẻ, cho trẻ bắt chước các giọng điệu, nét mặt của nhân vật.
7. Xâu hạt
Là hoạt động giúp phát triển vận động ngón tay, ngoài ra nó còn phát triển khả năng tập trung chú ý cho trẻ rất tốt
Hướng dẫn luyện tập trung chú ý cho trẻ
- Chuẩn bị: Bộ xâu hạt (được bán nhiều ngoài nhà sách)
- Cách chơi: ban đầu phụ huynh đưa ra số hạt yêu cầu trẻ xâu vào hết (vì dụ: 5 hạt), sau đó tăng dần số hạt càng nhiều càng tốt. Nếu khả năng nhận thức trẻ tốt thì ta có thể cho trẻ xâu hạt xen kẽ (ví dụ: 1 màu vàng, 1 màu đỏ, hoặc 1 con cá, 1 con gà…)
8. Trò chơi “quan sát tranh”
- Chuẩn bị: 1 số tranh có nhiều chi tiết
Hướng dẫn luyện tập trung chú ý cho trẻ
- Cách chơi: Cho trẻ quan sát tranh với 3 chi tiết khác nhau trong thời gian 1p có thể trò chuyện với trẻ những hình ảnh trong tranh, sau đó cất tranh đặt câu hỏi cho trẻ “trong tranh có những hình gì?”, trẻ phải nêu lên những hình vừa thấy
- Hoặc đối với những trẻ hạn chế ngôn ngữ, chúng ta có thể để những tấm hình cắt rời giống trong tranh và 1 số hình không có trong tranh, đưa cho trẻ để trẻ chọn ra những hình mà trẻ thấy trong tranh
9. Trò chơi “tìm hình”
Hướng dẫn luyện tập trung chú ý cho trẻ
- Chuẩn bị: Hình vẽ có nhiều hình học khác nhau, hoặc tranh 1 số dụng cụ có chứa hình học
- Cách chơi: Cho trẻ tìm hình chữ nhật trong nhà bếp, phòng khách hay xung quanh nhà… tăng dần mức độ
10. Trò chơi “đẩy xe”
Hướng dẫn luyện tập trung chú ý cho trẻ
- Chuẩn bị: bìa cứng, nhiều xe đồ chơi
- Cách chơi: đặt bìa cứng cho có động nghiêng 30 – 40 độ, sau đó đặt lần lượt từng chiếc xe lên cho xe chạy
11. Trò chơi xé giấy
- Chuẩn bị: 1 ít giấy báo, hoặc giấy trắng
- Cách chơi: Cho bé xé giấy theo hình trên giấy báo, hoặc cho bé xé giấy tự do, hoặc ba mẹ có thể vẽ đường kẻ sẵn trên giấy và cho bé xé theo đường kẻ. Ngoài ra, sau khi xé giấy có thể dán lên theo hình thành các tác phẩm nghệ thuật của bé.
- Trò chơi này ngoài việc phát triển chú ý thì còn phát triển vận động tinh khá tốt cho trẻ
12. Cho trẻ nghe nhạc
Cho trẻ nghe nhạc nhiều cũng kích thích trẻ chú ý ghi nhớ lời bài và giai điệu của bài hát, đến lúc nào đó trẻ nghe được bài hát thì trẻ cũng ngân nga theo
Hướng dẫn luyện tập trung chú ý cho trẻ
13. Ngoài ra còn một số hoạt động như trò chơi xây dựng
Trò chơi xếp hình cũng giúp trẻ phát triển tốt sự tập trung chú ý.
Hướng dẫn luyện tập trung chú ý cho trẻ
Trẻ có thể tập trung và chú ý vấn đề sẽ giúp hoàn thành tốt công việc một cách dễ dành hơn. Nhờ vào sự tập trung cao độ, trẻ sẽ dễ dàng đánh bại những tác động xung quanh như tiếng ồn hoặc các hoạt động làm phân tán tư tưởng. Hãy tập luyện thói quen cho sự tập trung chú ý hàng ngày cho trẻ cho đến khi trẻ đang làm việc gì đó mà vẫn tập trung tốt vào công việc của mình dù có bị bất cứ tác động xung quanh khác xen vào.
Nguồn – GV Bùi Thị Phi Yến – Giáo viên dạy trẻ tự kỷ, trẻ chậm phát triển, trẻ chậm nói.
Nếu bạn có bất kỳ hiểu biết, câu hỏi hoặc ý kiến về chủ đề này, xin vui lòng chia sẻ chúng trong hộp bình luận của chúng tôi dưới đây. Theo dõi chúng tôi trên Facebook và Google+ để cập nhập các thông tin mới nhất từ những theAsianparent.com Viet Nam
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!