Trẻ sơ sinh không chịu ngủ có nhiều nguyên nhân: Trẻ bị ốm, trẻ mang tã ẩm ướt, bé bị đói, môi trường ngủ quá nóng hoặc quá lạnh,… dù là lý do gì đi nữa mẹ cũng nên lưu ý tình trạng của con. Nhất là tình trạng trẻ khó ngủ kéo dài nhiều ngày liên tục, kèm theo các dấu hiệu như trẻ hay quấy khóc, sốt, bỏ bú,… Hãy cùng tìm hiểu:
- Bí mật về giấc ngủ của trẻ sơ sinh
- Khám phá giấc ngủ của các bé sơ sinh
- Nguyên nhân trẻ sơ sinh không chịu ngủ
- Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh không chịu ngủ
Đối với các bé sơ sinh, một giấc ngủ ngon là điều vô cùng quan trọng với cơ thể. Đây chính là thời gian để cơ thể bé tiếp tục phát triển và hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, nhiều ba mẹ lo lắng khi các bé không chịu ngủ, hay quấy khóc. Vậy nguyên nhân của điều này do đâu? Cách khắc phục ra sao?
Bí mật về giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Một người trưởng thành cần ngủ bởi đó là điều kiện để duy trì những hoạt động bình thường. Đồng thời thực hiện chức năng nhận thức như phát biểu, ghi nhớ, tư duy sáng tạo…
Riêng với các bé sơ sinh 0-6 tháng tuổi, giấc ngủ còn là điều kiện để trẻ phát triển cơ thể. Nếu không có được giấc ngủ đúng theo nhu cầu thì cơ thể bé sẽ vô cùng mệt mỏi. Não bộ của bé trở nên căng thẳng hơn, dẫn đến rối loạn trong quá trình phát triển bình thường. Do đó, trẻ sơ sinh phải luôn bảo đảm có một giấc ngủ ngon và sâu.
Khám phá giấc ngủ của các bé sơ sinh
Giấc ngủ của trẻ kéo dài bao lâu? Những tháng đầu, giấc ngủ của trẻ chủ yếu dựa vào bản năng sinh học. Các con ngủ khi thấy mệt, ngủ khá say và yên tĩnh. Theo tiến trình khoảng 3-4 tháng, các bé sẽ trải qua một sự phát triển lớn về chu kỳ giấc ngủ. Bé dần chuyển hoạt động sang giấc ngủ giống người lớn.
- Giấc ngủ ban ngày: Chu kỳ giấc ngủ sẽ là 45 phút mỗi lần. Khi có cảm giác đói hay có âm thanh lạ tác động bé sẽ thức giấc. Thời gian ngủ của bé sẽ từ từ ngắn lại và mẹ có thể dễ dàng nhận ra.
- Giấc ngủ ban đêm: Chu kỳ giấc ngủ rút ngắn chỉ còn 2 giờ. Thời điểm này, trẻ bắt đầu học cách chủ động ngủ thay vì ngủ thiếp đi như những tháng đầu. Đây cũng là thời điểm vàng để bố mẹ rèn luyện thói quen ngủ cho bé.
Tình trạng trẻ sơ sinh không chịu ngủ sẽ khiến bạn và những người thân cảm thấy bị kiệt sức. Có thể mỗi em bé sẽ có tính cách và thói quen sinh hoạt khác nhau, đặc biệt là nhu cầu về giấc ngủ. Vì bạn ba mẹ không nên so sánh giờ giấc ngủ của con với những đứa bé khác. Ba mẹ hay ghi nhớ rằng tính cách, thể trạng và tuổi sẽ đóng vai trò lớn trong thói quen ngủ của bé. Việc này sẽ được ảnh hưởng bởi thói quen mà ba mẹ thiết lập cho bé những tháng đầu đời.
Bạn có thể xem:
Nguyên nhân bé 4 tháng tuổi khó ngủ
Theo các chuyên gia, tâm lý trẻ sơ sinh thường rất khó nắm bắt. Đó là lý do mẹ đặt một chuỗi câu hỏi: vì sao con khóc, tại sao bé khó ngủ… Thật ra không phải em bé nào cũng ngoan ngoãn lên giường và ngủ ngon lành.
Một vài bé hay khóc đêm, dỗ dành sao cũng không nín. Dù cho mẹ dùng mọi biện pháp hát ru, kể chuyện, bật nhạc nhưng bé vẫn khó ngủ. Nguyên nhân là:
Bé bị “quá giấc”
Nếu bé không được dỗ ngủ ngay khi có dấu hiệu buồn ngủ, có thể bé sẽ bị “quá giấc”. Trẻ sẽ trở nên cáu kỉnh, quấy khóc và khiến cho việc dỗ bé ngủ lại khó khăn hơn.
Lo sợ ba mẹ không có bên cạnh
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ phổ biến nhất đó là các bé sợ việc ba mẹ “biến mất” khi trẻ nhắm mắt lại. Vì thế bé sẽ “cố” không ngủ vì không muốn bị ba mẹ “bỏ rơi”. Mẹ hãy cố gắng ru bé ngủ và tránh việc ôm bé lên. Điều này sẽ dần hình thành thói quen khó bỏ với bé.
Khi con thức giấc lúc nửa đêm, mẹ nên ôm ấp, vỗ về để con an tâm
Hô hấp gặp khó khăn
Sổ mũi, nghẹt mũi, nôn trớ… đều khiến cho việc hô hấp của bé khó khăn. Điều này gây ảnh hưởng đến việc chìm vào giấc ngủ sâu của trẻ.
Bạn có thể xem:
Gặp ác mộng
Ba mẹ đừng nghĩ trẻ sơ sinh không gặp ác mộng nhé! Một trong những nguyên nhân dẫn đến bé 4 tháng tuổi khó ngủ là do gặp ác mộng.
Hãy an ủi con, đảm bảo bé ngủ đủ và có những thói quen nhẹ nhàng trước giờ lên giường. Bạn nên đưa con đi khám nếu những cơn ác mộng tiếp tục khiến con giật mình và khóc lớn.
Hội chứng sợ hãi về đêm
Một số trẻ sẽ gặp phải hội chứng sợ hãi về đêm. Tuy nhiên nó hoàn toàn vô hại, chủ yếu là do “trí tưởng tượng” của bé mà thôi.
Dị ứng, hen suyễn
Ở trẻ sơ sinh, dị ứng, hen suyễn, đau bụng… cũng có thể dẫn đến ngủ khó. Mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám kịp thời và cẩn thận.
Thụt lùi về giấc ngủ
Bé hay thức giấc giữa đêm, khóc lóc hoặc thường khó ngủ ngon, hay giật mình. Ban ngày ngủ ít hoặc bỏ giấc. Nhất là giai đoạn 3-4 tháng đầu là bước ngoặt của bé trong phát triển thể chất, trí tuệ. Vì thế nên có những biểu hiện ấy là điều bình thường.
Để giảm bớt sự khó chịu của bé, bố mẹ nên massage nhẹ nhàng cho bé trước khi ngủ. Khi cho con bú, mẹ nên ôm ấp, vỗ về để con thấy thoải mái và an toàn.
Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh không chịu ngủ
Để khắc phục tình trạng bé 4 tháng khó ngủ thì ba mẹ nên:
- Thiết lập thời gian đi ngủ cho bé;
- Chú ý tín hiệu ngủ và hành động nhanh chóng;
- Khi con thức giấc lúc nửa đêm, mẹ nên ôm ấp, vỗ về để con an tâm;
- Bày tỏ yêu thương với bé bằng cách ôm, hôn lên trán bé;
- Cho bé bú đúng giờ, đúng cữ;
- Hát ru, đọc chuyện để bé dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu.
Trên đây là một số thông tin về việc bé 4 tháng tuổi khó ngủ và cách khắc phục. Mong rằng những điều này sẽ giúp ích cho ba mẹ trên chặng đường nuôi dạy con khôn ngoan.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!