Trẻ sơ sinh hay bị nấc là hiện tượng hết sức bình thường, không gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của bé. Tuy nhiên, khi bé bị nấc cụt sẽ gây ra cảm giác khó chịu. Bố mẹ cần làm gì để giảm hiện tượng nấc cụt ở trẻ, giúp bé cảm thấy thoải mái hơn? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài này.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt
Nấc cụt là hiện tượng với những cơn co thắt bất ngờ không thể tự chủ từ cơ hoành. Các cơn co thắt này bị ngắt quãng liên tục và lặp đi lặp lại. Nấc cụt là do trong quá trình hít vào chưa kết thúc nhưng thanh môn đóng lại bất chợt dẫn đến bị nấc cụt.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấc
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nấc cụt ở trẻ sơ sinh như:
- Nhiệt độ thay đổi: Khi nền nhiệt thay đổi đột ngột, không khí lạnh đi vào phổi. Khiến bé bị nấc cụt. Hiện tượng này hay xảy ra khi bé không được giữ ấm đúng cách, bị trào ngược khí gây nấc cụt.
- Bé bị trào ngược dạ dày: Các cơ quan tiêu hóa của trẻ trong đó có dạ dày chưa được phát triển hoàn thiện. Điều này khiến cho axit trong dạ dày đi ngược lại vào thực quản cũng sẽ xuất hiện tình trạng nấc cụt ở trẻ.
- Bé bú quá no: Khi bé bú quá no, trẻ nuốt nhiều không khí nhất là sau bú bình. Vì khi bú bình không đúng cách khiến cho bé nuốt được một lượng khí đáng kể vào dạ dày. Khi đạt vượt ngưỡng chịu đựng của dạ dày, nó tạo kích thích khiến cơ hoành bị co thắt và tạo tiếng nấc.
Ngoài ba nguyên nhân chính kể trên, các yếu tố khác cũng gây ảnh hưởng đến hiện tượng nấc ở trẻ sơ sinh như bé bị bệnh hen suyễn, trẻ bị dị ứng, hoặc trẻ bị nhiễm phải không khí ô nhiễm…
Cách chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Tình trạng nấc cụt này chỉ diễn ra trong khoảng 10 phút rồi cơ thể sẽ tự cân bằng và hết nấc. Nếu không yên tâm, phụ huynh có thể thực hiện các cách chữa nấc cụt tại nhà.
1. Bịt tai hoặc cánh mũi của bé
Mẹ có thể dùng hai ngón tay bịt hai bên lỗ tai của bé trong khoảng nửa phút. Sau đó mẹ thả thay và khép hai cánh mũi song song với việc bịt miệng trẻ. Mẹ cần thực hiện động tác này từ 10 đến 15 lần. Khi thực hiện cách này sẽ làm cho cơ hoành bị căng cứng không bị co lại, giúp ngừng cơn nấc của bé.
Bạn có thể thử bịt tai hoặc cánh mũi của bé lại
2. Khóc
Khi bé khóc, làm giãn thần kinh thực quản và cắt được các kích thích lên cơ hoành.
3. Cho bé bú sữa
Khi bé ở khoảng thời gian 6 tháng đầu, ngoài sữa thì mẹ không nên cho bé uống thêm bất kỳ nước nào khác. Còn đối với trẻ ăn dặm, mẹ có thể từ từ cho trẻ uống nước. Đây cũng là một cách chữa nấc hiệu quả ở trẻ sơ sinh.
4. Vỗ lưng
Mẹ có thể cho bé nằm hoặc bế bé dựa người. Mẹ dùng bàn tay chụm lại vỗ nhẹ và đặt áo khoác lên lưng bé. Cách này giúp cho bé tránh được trào ngược dạ dày và giúp bé ợ hơi thoát ra ngoài.
Vỗ lưng cũng giúp giảm nấc cụt
5. Cho bé ăn đường
Trẻ sơ sinh cũng như người lớn, khi ăn đường vào hầu họng sẽ kích thích niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên cách này chỉ nên áp dụng cho trẻ lớn, không nên áp dụng cho trẻ nhũ nhi.
6. Cho trẻ ăn mật ong
Mẹ có thể cho bé dùng một vài giọt mật ong sẽ giúp cho bé hết nấc. Mẹ cần chú ý khi cho trẻ sử dụng mật ong vì trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi thường hay bị dị ứng mật ong.
7. Thay đổi tư thế bú của bé
Khi bé bị nấc cụt nhiều sau bú bình, mẹ nên thay đổi tư thế của trẻ để tránh không trí tràn vào.
Cách ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân gây ra chuyện trẻ sơ sinh hay bị nấc là do sự thay đổi nhiệt độ hoặc luồng không khí đột ngột. Do đó, mẹ có thể tránh bằng cách giữ nhiệt độ, không khí trong phòng được ổn định. Bé thức dậy thì mẹ choàng thêm khăn vào cổ cho bé để không bị gió. Mẹ cũng nên khép các cửa sổ hoặc cửa chính lại. Cách này giúp tránh gió lạnh thổi trực tiếp vào người bé.
Bạn cần giữ nhiệt độ phòng ở mức ổn định
Bạn có thể cho bé ngậm kẹo gừng nếu bé có thể ngậm được. Ngoài ra, bạn cũng nên bôi chút dầu gió vào cổ tay, gáy, 2 dái tai bé.
Khi tắm cho bé, mẹ không để nhiệt độ nước tắm quá chênh lệch với nhiệt độ phòng. Nếu mùa đông lạnh thì cần bật điều hòa chiều nóng hoặc quạt sưởi để phòng ấm hơn. Nhiệt độ nước tắm không chênh lệch quá 3-5 độ so với thân nhiệt của bé cũng như nhiệt độ phòng.
Để phòng ngừa nấc cụt, mẹ không nên cho bé ăn khi bé bị đói quá, và cũng không nên cho ăn hoặc bú quá no. Khi cho bú bằng bình cần chú ý không để trẻ bú quá nhanh làm dạ dày dãn nhiều hơi. Sau khi ăn nên bế trẻ đầu cao khoảng 10 phút.
Kết
Trẻ sơ sinh hay bị nấc không phải điều gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, khi cơn nấc diễn ra liên tục trong thời gian dài thì mẹ cần lưu ý. Đây có thể là dấu hiệu một triệu chứng bệnh liên quan đến dạ dày hoặc rối loạn tiêu hoá. Nếu mẹ đã thực hiện những cách nói trên mà cơn nấc của bé không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để được khám chữa kịp thời.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!