Thai nhi bị nấc cụt là một hiện tượng khá phổ biến trong thai kỳ. Thông thường đây không phải là tình trạng nguy hiểm và không liên quan gì đến việc bé đạp. Tuy nhiên nếu mẹ thấy em bé thường xuyên bị nấc từ tuần thứ 32 trở đi thì nên đề phòng, cần nhanh chóng thăm khám để xác định chính xác tình trạng của con.
Nội dung bài viết:
- Thế nào là tình trạng thai nhi bị nấc cụt?
- Thai nhi bị nấc cụt có được tính là con đang đạp?
- Em bé nấc cụt nhiều có sao không? Mẹ nên làm gì khi con nấc cụt?
Thai nhi bị nấc là như thế nào?
Đầu tiên, các mẹ hãy an tâm rằng, nấc là một hiện tượng phổ biến và bình thường đối với một thai nhi. Điều này có thể xảy ra với mọi em bé trong bụng mẹ. Đây cũng được xem là một mốc phát triển quan trọng trong quá trình lớn lên của con.
Sở dĩ thai nhi nấc là do hệ thần kinh trung ương được hình thành hoàn thiện, giúp cho bé bắt đầu có khả năng thở được trong môi trường nước ối. Khi đó, em bé nấc vì các dung dịch chất lỏng này chảy vào và đi ra ngoài qua phổi của thai nhi, khiến cho cơ hoành bị co lại nhanh chóng.
Tình trạng thai nhi bị nấc cụt là điều hoàn toàn bình thường (Ảnh: istockphoto)
Nhìn chung, mẹ bầu sẽ bắt đầu cảm nhận được những cái đạp đầu tiên của bé từ tuần thứ 8-20. Với những mẹ mang thai lần 2 trở đi, từ tuần thứ 16 mẹ đã có thể thấy được những cú đạp của con. Thai nhi thường có hiện tượng nấc từ thai kỳ giữa trở đi. Trung bình một ngày bé nấc một hay nhiều lần, thậm chí nhiều bé còn có hiện tượng nấc nhiều ngày liền nhau. Nhưng ngược lại cũng có những thai nhi hoàn toàn không gặp phải hiện tượng này.
Tuy nhiên, nếu từ tuần thứ 32 trở đi mà mẹ bầu thấy con vẫn nấc liên tục thì đây rất có thể là dấu hiệu cho thấy dây rốn nối với nhau thai của con có vấn đề. Nếu gặp tình trạng này, mẹ hãy nhanh chóng đi khám để được tìm hiểu rõ nguyên nhân và tình trạng sức khỏe của thai nhi.
Bạn có thể chưa biết:
Mẹ đã biết cách nhận biết thai nhi bị nấc để phòng tránh các bất thường cho bé?
Em bé bị nấc cụt khác như thế nào với lúc bé đạp?
Có một điều mẹ cần lưu ý là khi thai nhi bị nấc cụt thì hiện tượng này không được tính là con đang đạp, mặc dù hai hiện tượng này khá giống nhau. Vì khi bé đạp nghĩa là mẹ có thể cảm nhận được bé đang di chuyển tại nhiều điểm như phía trên bụng, phía dưới, bên cạnh hoặc cảm thấy bé dừng chuyển động khi mẹ thay đổi tư thế.
Trong khi đó, nếu mẹ ngồi yên một chỗ và cảm nhận được sự chuyển động theo kiểu giật cục hoặc thấy cứng đôi chút ở bụng theo một nhịp đều đặn tại một điểm duy nhất. Đó chính là hiện tượng thai nhi hay bị nấc trong bụng mẹ.
Em bé nấc nhiều có sao không? Mẹ nên làm gì?
ThS. BS. Lê Võ Minh Hương – P. Công tác xã hội – BV Từ Dũ cho biết: Không phải tất cả thai nhi đều có nấc cụt, do đó không có gì lạ nếu bạn không cảm nhận được hoạt động này của thai. Mặc dù khó xác định chính xác rằng tại sao thai nhi của bạn lại nấc cụt, nhưng ở hầu hết trường hợp, đây là phản xạ bình thường và là một phần tự nhiên của thai kỳ. Mặc dù thai nhi nấc cụt thường xuyên không nhất thiết là một bất thường, nhưng nó có thể là một biểu hiện của chèn ép hoặc sa dây rốn. Sau 32 tuần, bạn sẽ hiếm khi thai nhi nấc cụt mỗi ngày.
Bạn có thể chưa biết:
Thai 38 tuần nấc cụt là tốt hay xấu?
Nếu thai nhi bị nấc cụt kèm các triệu chứng khác thì mẹ nên đi khám (Ảnh: istockphoto)
Vậy làm thế nào khi thai nhi bị nấc? Như đã nói, thai nhi hay bị nấc được xem là hiện tượng bình thường có thể xảy ra với mọi em bé. Phần lớn tình trạng này không hề có gì nguy hiểm, thậm chí nó còn được xem là có lợi cho cơ chế kiểm soát nhịp tim đập của bé vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Bé nấc sẽ giúp cho tim thai được đập với tần suất đều đặn.
- Nằm nghiêng sang bên trái
- Kê gối dưới bụng để làm giảm bớt áp lực lên bụng và cột sống
- Nên tập thể dục, yoga nhẹ nhàng mỗi ngày để tăng cường sức khỏe. Mẹ khỏe mạnh thì thai nhi cũng thoải mái hơn
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể
- Đi ngủ đúng giờ.
Mẹ chỉ cần lưu ý điều này. Nếu cảm thấy có những thay đổi bất thường như bé đột ngột giật cục mạnh hơn, kéo dài kết hợp với các hiện tượng bất thường khác thì mẹ bầu không nên chủ quan mà cần đi khám càng sớm càng tốt. Bởi đây là một trong các dấu hiệu bất thường của dây rốn đè nén lên bé. Do đó, để tránh những rủi ro không đáng tiếc, mẹ cần chú ý theo dõi kĩ nếu thai nhi có hiện tượng nấc.
Nguồn tham khảo: Thai nhi bị nấc cụt có nguy hiểm không? – Bệnh viện Từ Dũ
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!