Mẹo dân gian nào để chữa nấc cho trẻ sơ sinh? Có cách nào để bé nhanh hết nấc và mẹ đỡ sốt ruột?
Vì sao bé sơ sinh bị nấc?
Nấc cụt là hiện tượng sinh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh. Hiện tượng này là do sự ngắt quãng và co thắt không tự chủ của cơ hoành làm lượng không khí đi vào đột ngột bị ngưng, dẫn đến thanh môn đóng kín bất ngờ. Khi đó, cơ thể trẻ sẽ tự tạo ra một loại phản ứng gọi là nấc.
Nấc cụt thường xảy ra với tần số từ 4 đến 60 lần trong một phút rồi tự khỏi và có thể do nhiều nguyên nhân:
- Trào ngược dạ dày: là tình trạng thức ăn đến dạ dày nhưng không được chuyển hóa và chuyển tiếp mà tích tụ và đẩy ngược lên thực quản ra miệng. Cơ vòng thực quản dưới của trẻ sơ sinh còn chưa hoàn thiện. Trào ngược acid trong dạ dày tác động lên tế bào thần kinh và làm rung cơ hoành, từ đó gây ra nấc cụt
- Bé bú quá no: đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt vì bú quá no làm dạ dày giãn rộng và to ra đột ngột, khoang bụng bị kích thích tác động đến cơ hoành gây nấc
- Bé nuốt phải quá nhiều không khí gây chướng bụng và giãn dạ dày, cơ hoành bị kích thích mạnh dẫn đến nấc. Thường trẻ nuốt phải nhiều không khí khi bú bình vì sữa chảy nhanh hơn so với bú mẹ
- Dị ứng cũng có thể là nguyên nhân gây nấc cụt
- Các nguyên nhân khác: như tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, tiền sử hen suyễn, nhiệt độ thay đổi đột ngột… góp phần gây ra cơn nấc cụt ở trẻ.
Nấc cụt có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sơ sinh không?
Người lớn khi bị nấc cụt thường cảm thấy khó chịu nên cho rằng hiện tượng này cũng làm trẻ sơ sinh không thoải mái. Tuy nhiên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nấc cụt không có ảnh hưởng nhiều. Nhiều bé bị nấc cụt vẫn có thể ngủ ngon lành và hơi thở của bé không bị ảnh hưởng.
Mặc dù vậy mẹ cũng không nên quá chủ quan vì nấc cụt còn có thể do các nguyên nhân bệnh lý (trào ngược dạ dày, hen suyễn). Nếu nấc cụt kéo dài quá lâu, quá thường xuyên đi kèm các biểu hiện bất thường khác thì bé cần được đưa đến cơ sở y tế để thăm khám.
Mẹo dân gian chữa nấc cho trẻ sơ sinh
Đa phần trẻ sơ sinh nấc nhiều không phải do bệnh và các bé không cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên nếu mẹ muốn con hết nấc thì có thể áp dụng 1 số mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh đơn giản mà hiệu quả tức thì như sau:
- Lấy sợi cuốn chiếu hoặc một mẩu giấy dán vào ngay giữa 2 chân lông mày của bé, rất nhiều mẹ đã áp dụng và có hiệu quả
- Hơ lá trầu không rồi đắp lên trán bé
- Các bà vẫn hay lưu truyền kinh nghiệm lấy dây thừng cột bò chặt thành khúc ngắn chừng 1m rồi bỏ vào gầm giường
- Bấm huyệt thái dương và trán của trẻ
- Bế bé lên rồi dùng ngón tay trỏ gãi nhẹ lên môi/mang tai của bé khoảng 50 cái
- Dùng hai ngón tay trỏ nhét chặt 2 lỗ tai của trẻ khoảng 60 giây, hoặc dùng ngón trỏ và ngón cái bóp kín hai cánh mũi, đồng thời khép kín miệng trẻ lại khoảng 2-3 giây rồi thả tay ra nghỉ 2-3 giây và lặp lại khoảng 15-20 lần
- Một số mẹ thường lấy mật ong chấm vào lưỡi để bé hết nấc, tuy nhiên mật ong không được khuyến cáo cho trẻ dưới 1 tuổi do có chứa bào tử clostridium botulinum có thể làm bé bị ngộ độc
- Làm bé khóc: Cách này nghe có vẻ kì quặc nhưng lại rất hiệu quả để chữa nấc cho bé, bởi bé khóc sẽ làm giãn dây thần kinh thực quản, loại bỏ cơn co thắt cơ hoành, từ đó hết nấc
Lưu ý cho mẹ khi bé bị nấc cụt
Để giảm số lần trẻ sơ sinh nấc nhiều, chị em không nên cho trẻ bú khi quá đói và không cho bú quá no.
Nếu trẻ hay bị nấc cụt sau khi bú bình mẹ nên xem xét thay núm vú khác vừa vặn hơn cho bé. Có thể do núm vú quá lớn làm lượng sữa chảy ra nhiều, bé không kịp uống và nuốt phải nhiều không khí khi bú.
Mẹ cũng cần thay đổi tư thế để giảm lượng không khí bé nuốt vào cùng sữa, ví dụ cho bé nằm nghiêng trên tay hoặc nghiêng bé về 1 phía để bú. Sau khi bé bú xong cần bế bé lên, úp người bé vào mẹ và vỗ nhẹ vào lưng để bé ợ hơi, bế bé thêm ít nhất 10 phút trước khi đặt con nằm xuống.
Việc mặc quần áo phù hợp với nhiệt độ phòng cũng cần thiết để bé không bị quá nóng hay quá lạnh dẫn đến nấc.
Hy vọng rằng qua bài viết này chị em sẽ có thêm 1 vài mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh đơn giản mà dễ thực hiện tại nhà. Chúc các mẹ và bé luôn khỏe.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnamđể cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!