Cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của bố mẹ trẻ vì dù cơn nấc cụt này không gây nguy hiểm cho trẻ nhưng nó xảy ra thường xuyên, liên tục kéo dài sẽ khiến trẻ sơ sinh nấc nhiều, khó chịu, nôn trớ hay thở dốc. Hiểu được nguyên nhân và cách chữa nấc ở trẻ sơ sinh sẽ giúp phụ huynh an tâm hơn.
Triệu chứng nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Nấc cụt không gây nguy hiểm nhưng khiến trẻ khó chịu
Nấc cụt hay còn gọi là nấc, là hiện tượng xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, tiếp đến là sự đóng đột ngột của thanh môn, do đó tạo ra âm thanh đặc trưng như tiếng nấc. Quá trình nấc này thường xảy ra với tần số từ 4 đến 60 lần trong một phút. Nấc cụt thường kéo dài vài phút hoặc vài lần trong một ngày và mọi trẻ sơ sinh khỏe mạnh đều có thể bị bất cứ lúc nào. Nhất là những trẻ sau sinh đến 3 tháng. Hiện tượng này sẽ giảm dần sau 1 tuổi.
Do nấc thường gây khó chịu ở người lớn, nhiều người cho rằng nó cũng làm cho bé khó chịu và tìm cách trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị nấc thường không gây ảnh hưởng nhiều. Thậm chí bé có thể ngủ mà không bị quấy rầy. Mẹ cũng nên yên tâm rằng nấc cụt hiếm khi gây cản trở hoặc có ảnh hưởng đến hơi thở của bé.
Nguyên nhân gây nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Để có cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh hiệu quả, phụ huynh nên hiểu rõ nguyên nhân gây ra triệu chứng này, có thể là do:
- Khi bú quá no, em bé có lẽ đã nuốt nhiều không khí vào dạ dày, nhất là nếu bú bình không đúng cách. Khi đạt vượt ngưỡng chịu đựng của dạ dày, nó tạo kích thích khiến cơ hoành bị co thắt và tạo tiếng nấc.
- Trào ngược dạ dày: Khi xuất hiện nấc có thể là do axit trong dạ dày đang đi ngược vào thực quản. Đây là nguyên nhân phổ biến vì cơ quan tiêu hóa của dạ dày chưa được hoàn thiện.
- Do cơ thể của bé bị lạnh: Khi nhiệt độ quanh bé thay đổi đột ngột, không khí lạnh có thể đi vào phổi trẻ và tạo ra tiếng nấc.
Cách chữa nấc ở trẻ sơ sinh
Cho bé ợ hơi là cách chữa nấc hiệu quả
Như đã đề cập phía trên, đa số các bé khi nấc chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường, không gây ảnh hưởng đến bé và không cần điều trị gì. Tuy nhiên khi trẻ nấc nhiều kéo dài và mạnh khiến trẻ mệt, nôn trớ và quấy. Mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để nhận ngay sự tư vấn từ bác sĩ.
Sau đây là những cách đơn giản mẹ có thể thử để chữa nấc ở trẻ sơ sinh:
Nghỉ bú tạm thời và mát xa để trẻ ợ hơi
Nếu bé đang bú bị nấc mẹ nên cho bé nghỉ bú tạm thời và tìm cách để giúp bé ợ hơi. Cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh là mẹ có thể xoa bóp nhẹ nhàng vào lưng của trẻ làm cho các cơ, gân được thả lỏng, cơ hoành cũng được thư giãn hơn. Mát xa theo hướng thẳng đứng, từ dưới lên và nên kéo dài vài phút. Vỗ nhẹ vào chỗ lưng gần vai của trẻ, vỗ từ từ, dứt khoát sẽ giúp trẻ ợ hơi ra ngoài và hết nấc cụt.
Sử dụng núm vú giả
Không phải lúc nào trẻ sơ sinh bị nấc cũng bắt đầu từ việc cho bú. Khi bé bắt đầu nấc, mẹ hãy thử cho bé bú vào núm vú giả vì điều này sẽ giúp thư giãn cơ hoành và có thể cải thiện hiện tượng nấc cụt.
Bú núm vú giả có thể cải thiện tình trạng nấc cụt
Dùng tay bịt lỗ tai hoặc hai cánh mũi của bé
Dùng hai ngón tay trỏ bịt hai lỗ tai của trẻ khoảng 30 giây rồi thả ra hoặc bóp mũi trẻ và giữ miệng khép trong khoảng 2 – 3 giây, nghỉ 2 – 3 giây rồi lặp lại động tác này khoảng 15 – 20 lần. Cách này làm cho cơ hoành bị căng cứng nên không bị co lại giúp làm ngừng cơn nấc.
Uống nhiều ngụm nước nhỏ, liên tục
Đối với trẻ đã bắt đầu ăn dặm, nếu mẹ cảm nhận dường như bé cảm thấy không thoải mái do nấc cụt, như biểu hiện quấy khóc, cảm giác ray rứt, mẹ có thể thử cho bé uống nước, từng ít nước một, khoảng 2-3ml, uống liên tục vài ba lần. Tuy nhiên ở những trẻ trong 6 tháng đầu ngoài sữa không nên cho bé uống thêm bất kỳ nước nào khác. Trong thời gian này, cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh thay thế là cho bé bú sữa.
Cho bé ăn đường hoặc mật ong
Nếu bé trên 2 tuổi và đang ăn dặm, bạn chữa nấc cho bé bằng cách lấy 1 ít đường đặt lên lưỡi bé . Vị ngọt của đường giúp đánh lừa hệ thần kinh thực quản, ngăn chặn chúng co thắt, giúp bé thoát khỏi cơn nấc khó chịu. Ngoài ra chỉ cần một vài giọt mật ong cũng giúp cho bé hết nấc. Tuy nhiên mẹ nên chú ý khi sử dụng vì trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi thường hay bị dị ứng với mật ong.
Ngoài ra để ngăn chặn tình trạng nấc ở trẻ sơ sinh, mẹ nên chú ý cho trẻ bú đúng tư thế, đúng cách, không ăn quá no, chia nhỏ bữa ăn của trẻ, giữ ấm cho trẻ…Không để bé bị quá đói rồi mới cho ăn: Khi quá đói mới được bú bé sẽ bú nhanh hơn, nuốt nhiều không khí vào bụng, dễ bị nấc cụt.
Nếu đã áp dụng các cách trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh trên mà bé không có dấu hiệu ngừng nấc, hãy đến cơ quan y tế gần nhất để bác sĩ kịp thăm khám và chữa trị cho trẻ.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!