Trẻ sơ sinh hay bị giật mình là một phản xạ bẩm sinh. Hiện tượng này xảy ra ở hầu hết các bé sơ sinh trong những tháng đầu. Việc giật mình chỉ xảy ra nhanh chóng trong vài giây, sau đó bé sẽ có thể ngủ lại.
Trong một vài trường hợp đặc biệt, mẹ sẽ thấy trẻ giật mình khá thường xuyên. Khi giật mình thức dậy, bé hốt hoảng và quấy khóc không ngừng, rất khó để dỗ. Đây lại là lúc mẹ cần rà soát lại quá trình chăm sóc để điều chỉnh ngay.
Trẻ sơ sinh hay bị giật mình là một phản xạ bẩm sinh
Khi được sinh ra chúng ta sẽ có rất nhiều những phản xạ khác nhau. Đó có thể là phản xạ bú, phản xạ tìm vú, phản xạ bước đi, phản xạ Babinski… Giật mình cũng là một trong số những phản xạ của bé. Chứng kiến hiện tượng này, bố mẹ đừng vội lo lắng và hãy thử tiếp tục quan sát xem đây có phải là phản xạ bình thường hay không.
Phản xạ giật mình thường diễn ra theo một quy trình. Đầu tiên bé căng người, giơ hai tay bật lên và xòe ra ngoài, các ngón tay vốn thường nắm chặt cũng xòe ra, đầu gối co lên. Sau đó bé kéo cánh tay và bàn tay đã nắm chặt thành nắm đấm về sát cơ thể mình.
Đây là một phản ứng mang tính tự vệ. Phản ứng này giúp bé bảo vệ mình trước những mối đe dọa và cảm giác bất an. Nó thường chỉ xảy ra trong vài giây ngắn ngủi, nhưng lại có thể khiến bé thức giấc về đêm. Một số bé có thể ngủ lại sau đó, nhưng một số khác thì không. Số con lại quấy khóc khiến bố mẹ cũng phải thức theo.
Trẻ quấy khóc khi bị giật mình
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay bị giật mình
Hiện tượng trẻ giật mình khóc thét khi đang ngủ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Đó có thể là sinh lý thông thường hoặc bệnh lý. Bố mẹ cần đặc biệt chú ý khi nguyên nhân đến từ bệnh lý.
Nguyên nhân sinh lý và tác động do môi trường
- Giật mình là một trong những phản xạ tự nhiên của trẻ khi mới chào đời. Nó giống như phản xạ bú, tìm vú mẹ… Phản xạ này có tên gọi là Moro, đặc trưng và phổ biến ở bé sơ sinh. Do sau khi chào đời, bé chuyển từ môi trường trong tư bụng mẹ sang môi trường mới nên có thể tự tạo phản xạ giật mình để bảo vệ bản thân trước những nguy cơ đe dọa khác nhau. Đây là một phản xạ sinh lí bình thường và vô hại. Phản xạ này sẽ biến mất sau khi trẻ được 3 – 6 tháng tuổi.
- Khi tâm lý của bé bất an, bé sẽ có biểu hiện hay giật mình. Điều này cho thấy bé bị hồi hộp, lo lắng, cảm giác không an toàn dẫn đến mơ thấy ác mộng.
- Trẻ có thể bị giật mình bởi những tiếng động lớn ở bên ngoài. Ngoài ra, khi bé đang được ẵm bồng bị đặt xuống giường nệm một cách bất ngờ bé cũng bị giật mình.
Nguyên nhân bệnh lý
Những bệnh lý có thể khiến trẻ bị giật mình như viêm tai giữa, viêm họng, giun sán, bệnh tim, cơ thể suy nhược, thiếu máu kéo dài,… Những mệnh lý này kéo dài khiến bé dễ bị mơ hoảng và giật mình khi ngủ. Ngoài ra còn một số bệnh lý khác mà bố mẹ cần quan tâm như:
- Trẻ bị thiếu canxi. Thiếu canxi dẫn tới còi xương, bé hay rướn người và giật mình khi ngủ. Trẻ có thêm một số biểu hiện khác như chậm mọc răng, hay ra mồ hôi trộm và rụng tóc vành khăn.
- Trào ngược dạ dày là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ hay giật mình khó ngủ.
- Các vấn đề về thần kinh như dây thần kinh của bé bị tổn thương hoặc rối loạn thần kinh bẩm sinh. Những vấn đề này có thể gây ra triệu chứng trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay bị giật mình
Khi trẻ sơ sinh hay bị giật mình mẹ cần làm gì để khắc phục?
-
Khi bé còn tỉnh táo hãy đặt bé vào nôi/giường rồi mới ru ngủ
Mẹ thường có thói quen bế bé trên tay đến khi bé ngủ. Hành động này không sai nhưng mẹ dễ làm bé thức giấc khi đặt bé lên giường. Mẹ hãy thử thay đổi một chút như: Đặt bé xuống nôi, giường ngay khi bé vừa lim dim mắt và để con học cách tự ru mình ngủ. Thay đổi này giúp cho bé có giấc ngủ ổn định hơn, mẹ cũng đỡ mỏi tay hơn khi phải bế bé trong thời gian dài.
Nếu thiếp đi trên tay mẹ mà lại tỉnh giấc trên giường, bé sẽ thấy hoang mang và khóc quấy. Khi đặt bé xuống giường, bạn nên giữ tay bé một lúc để bé khỏi run và giật mình.
-
Khi đặt bé vào nôi/giường mẹ hãy năm cùng bé cho đến khi bé ngủ say
Phản xạ giật mình xảy ra nhiều nhất khi mẹ đang hạ bé từ trên tay xuống giường ngủ. Đó là do bé có cảm giác mình đang bị rơi xuống. Để khắc phục điều này, bạn nên bế bé càng sát thân mình càng tốt. Mẹ nên ôm bé và từ từ hạ bé vào nôi hay xuống giường, nằm với bé một lúc. Vì lúc này, bé vẫn có cảm giác ở gần mẹ và an toàn nên phản xạ giật mình sẽ ít xảy ra hơn. Nếu được mẹ nên có mặt ở đó khi bé thức dậy, điều này giúp cho bé bớt bất an.
Quấn khăn cho bé
Việc quấn khăn cho bé cũng giúp giảm tình trạng giật mình. Khi được quấn trong một chiếc khăn, bé sẽ có cảm giác an toàn. Việc này như thể bé được quay về “ngôi nhà” tử cung của mẹ, nơi bé đã thân thuộc trong suốt hơn 9 tháng. Khi quấn khăn cũng đem lại cảm giác ấm áp, bớt trống trải.
-
Tạo điều kiện cho trẻ vận động
Trẻ sơ sinh cần được vận động nhiều để tăng sức mạnh các cơ bắp và giúp bé mau biết kiểm soát cử động của mình. Mẹ có thể thử cho bé nằm sấp để bé tự ngóc đầu lên, giữ bé ngồi trong lòng để bé tập kiểm soát đầu và cổ… Khi bé lớn hơn và kiểm soát được cử động cơ thể, giật mình chỉ còn là “dĩ vãng”. Việc vận động này cũng giúp bé quên đi những lo lắng đầu đời của mình. Vận động nhiều giúp bé ngủ ngon hơn.
Tạo điều kiện cho bé vận động
Tổng kết
Như đã nói trê, việc trẻ sơ sinh bị giật mình khi đang ngủ là biểu hiện thông thường. Bố mẹ cần tìm hiểu việc giật mình đến từ nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý. Từ đó kiếm cách giải quyết hiện tượng này.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!