Trẻ sơ sinh bị sốt do nguyên nhân phổ biến nhất là do nhiễm virus hoặc có thể là sốt mọc răng. Tuy nhiên sốt ở trẻ có thể là dấu hiệu bệnh hay một nhiễm trùng nghiêm trọng.
Nội dung bài viết:
- Nguyên nhân trẻ bị sốt
- Cách đo thân nhiệt cho trẻ sơ sinh
- Cách hạ sốt nhanh cho trẻ tại nhà
Tại sao trẻ sơ sinh bị sốt?
Nguyên nhân phổ biến nhất làm trẻ sơ sinh bị sốt là trẻ mọc răng hoặc nhiễm virus, phản ứng với tiêm chủng… 1 số nguyên nhân khác ít phổ biến hơn là trẻ bị viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm khuẩn máu hoặc viêm màng não…
Bạn đang tìm kiếm:
Tiêm phòng bại liệt có sốt không? Làm gì sau khi tiêm phòng trẻ bị sốt?
Trẻ bị sốt do mọc răng thì mấy ngày sẽ hết? Chăm sóc bé trong giai đoạn này ra sao?
1 số triệu chứng khác đi kèm cơn sốt của trẻ là:
- Ăn uống kém
- Ngủ kém
- Ít vận động
- Co giật
Cách đo thân nhiệt cho trẻ sơ sinh
Thời gian trong ngày cũng có tác động đến thân nhiệt của trẻ, nhiệt độ cơ thể bé thường có xu hướng cao hơn vào buổi chiều và thấp hơn vào buổi sáng sớm.
Trẻ sơ sinh sốt khi nhiệt độ cơ thể đo được từ 38 độ trở lên. Nhiệt độ dưới 38 độ chưa được tính là sốt. Mẹ có thể đo thân nhiệt của trẻ bằng 1 vài cách như qua trực tràng, miệng, tai, dưới cánh tay hoặc thái dương. Có nhiều loại nhiệt kế như nhiệt kế thủy ngân, hồng ngoại… Mẹ cần chú ý khi đo bằng nhiệt kế thủy ngân để tránh nguy cơ ngộ độc trong trường hợp nhiệt kế bị vỡ.
Các bác sĩ sẽ rất khó để nhận biết được trẻ sơ sinh bị sốt có phải bị nhiễm virus đơn giản như cảm lạnh hay do một nguyên nhân nào đó nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng tiểu, viêm phổi hay viêm màng não nên sẽ yêu cầu 1 số xét nghiệm như xét nghiệm máu, nước tiểu… khi cần thiết để xác định chính xác nguyên nhân gây sốt.
Trẻ sơ sinh bị sốt – Mẹ hãy áp dụng ngay những cách hạ sốt nhanh cho trẻ đơn giản tại nhà
1. Dùng khăn ấm để làm mát giảm nhiệt cơ thể cho trẻ
Ngay khi con bạn bị sốt, điều đầu tiên cần làm là đặt một chiếc khăn ấm, hơi ướt lên trán bé. Nước từ khăn bốc hơi sẽ làm giảm nhiệt độ, giúp bé hạ sốt và dễ chịu hơn.
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh bằng cách lau mát có 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: cần chườm ấm toàn bộ bề mặt da giúp da giãn mạch, thải nhiệt tốt hơn và rút ngắn giai đoạn này.
- Tiếp theo, Giai đoạn 2: chườm ở các vùng mạch máu lớn chạy qua (nách, bẹn) nhằm làm giảm nhiệt độ dòng máu, giúp giảm nhiệt độ trung tâm (giai đoạn này có thể dùng nước khá lạnh).
- Giai đoạn 3: có thể lau nước mát toàn thân (khoảng 30 độ) nhưng không quá lạnh để tránh co mạch, giữ nhiệt.
2. Mẹ hãy thử cho trẻ tắm nước ấm
Việc tắm bằng nước ấm sẽ giúp trẻ thư giãn và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Hơn nữa điều này khiến bé ngủ ngon. Đây cũng là một điều kiện cần thiết để bé phục hồi nhanh hơn.
Khi sử dụng nước cũng cần các mẹ lưu ý vì nước quá nóng hay quá lạnh cũng khiến nhiệt độ cơ thể của bé tăng lên.
3. Sữa mẹ – phương thuốc thần kỳ cho hệ miễn dịch của bé
Sữa mẹ đặc biệt quan trọng khi gặp tình trạng sốt ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Vì nó chứa các chất dinh dưỡng cần thiết giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Khi bị sốt, trẻ rất háo nước nên việc cho trẻ ăn sữa mẹ thường xuyên hơn rất cần thiết.
Bạn nên cố gắng cho con bú thường xuyên. Nếu bé không chịu ăn thì bạn hãy thử thay đổi các tư thế để giúp bé thoải mái hơn. Nếu bé vẫn từ chối thì hãy dùng bình hoặc bón sữa bằng thìa, muỗng.
4. Hãy đặt bé ở nơi thoáng mát
Khi chăm sóc trẻ bị sốt, bạn phải luôn chú ý tới nhiệt độ phòng không được quá nóng hay quá lạnh. Nếu sử dụng quạt, bạn nên để ở mức nhẹ và không nên để gió thổi trực tiếp vào bé.
Nếu sử dụng điều hòa, các mẹ hãy giữ nhiệt độ ở mức thoải mái. Đảm bảo con bạn không rùng mình và làm bé tăng nhiệt độ. Ngoài ra, tránh sử dụng máy sưởi phòng vì nó có thể khiến bé quá nóng. Giữ cho em bé của bạn ở nơi mát mẻ, thoáng mát trong thời gian nhất định. Nếu bạn mang bé ra ngoài, hãy cố gắng ở trong bóng râm.
Bạn đang tìm kiếm:
Các bước sơ cứu dành cho cha mẹ khi trẻ bị sốt co giật!
Con bị sốt cao 5 ngày – Dấu hiệu nguy hiểm của căn bệnh lạ Kawasaki ở trẻ
5. Đừng ủ ấm trẻ, hãy để con mặc thoáng mát
Đừng mắc phải sai lầm nhiều người làm cha mẹ gặp phải khi bé sơ sinh bị sốt là mặc cho bé nhiều quần áo hoặc đắp chăn quá dày. Điều này không thể làm bé hạ sốt mà càng tăng nhiệt độ.
Việc mặc quá nhiều quần áo sẽ khiến nhiệt độ không thể giải thoát qua không khí mà ủ vào người, làm bé ra mồ hôi, dễ gây cảm lạnh. Bạn nên sử dụng các loại quần áo nhẹ, làm bằng chất liệu mềm, thấm mồ hôi cho con. Khi trẻ ngủ chỉ nên sử dụng chăn mỏng để đắp.
6. Dùng thuốc hạ sốt cho bé khi cần thiết:
Các thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh có thể dùng là acetaminophen hoặc ibuprofen. Acetaminophen là thuốc hạ sốt hiệu quả và an toàn cho bé. Mẹ nên đọc hướng dẫn sử dụng trong mỗi hộp thuốc để biết chính xác liều thuốc cần dùng cho mỗi bé.
Lưu ý:
- Khi bé bị sốt, mẹ cần theo dõi nhiệt độ của bé 4 giờ một lần cho đến khi bé hết sốt.
- Nếu bé bị sốt ở nhà trên 48 giờ và đáp ứng kém với thuốc hạ sốt, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ.
7. Đưa trẻ đến ngay bác sĩ nếu có những dấu hiệu sau:
Mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ khi bé dưới 3 tháng đo nhiệt độ lớn hơn 38 độ C, bé từ 3 đến 6 tháng đo nhiệt độ lớn hơn 38,3 độ C, bé trên 6 tháng đo nhiệt độ lớn hơn 39,4 độ C.
Nếu bé có các dấu hiệu khác như ho, ỉa chảy, nôn, mệt mỏi, bỏ ăn, bỏ bú…thì mẹ cũng nên đưa bé đi khám bác sĩ.
Mẹ hãy ghi nhớ những cách đơn giản trên để tránh cho con gặp những biến chứng nguy hiểm của việc sốt kéo dài nhé.
Các bài viết liên quan:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!