Sốt mọc răng mấy ngày hết? Theo các bác sĩ, cũng tương tự như các trường hợp sốt khác, sốt mọc răng sẽ hết sau khoảng từ 3 – 4 ngày. Nếu sau thời gian này trẻ vẫn sốt cao, kèm theo nôn mửa thì khả năng trẻ đã mắc một bệnh lý khác. Do vậy, bố mẹ hãy tìm hiểu kĩ các thông tin sau để kịp thời xử lý nhé:
- Lịch mọc răng của trẻ sơ sinh
- Trẻ bị sốt mọc răng có những biểu hiện gì?
- Trẻ mọc răng sốt mấy ngày thì hết?
- Những điều bố mẹ cần lưu ý khi trẻ bị sốt mọc răng
Lịch mọc răng của trẻ sơ sinh
Theo Bác sĩ nhi khoa Nguyễn Đức Thường, quá trình mọc răng của trẻ sơ sinh thường bắt đầu từ tháng thứ 6:
- Trẻ sẽ mọc 4 răng sữa hàm dưới vào khoảng tháng thứ 6-9.
- Mọc 4 răng sữa hàm trên vào khoảng tháng thứ 7-10.
- Mọc 4 răng hàm thứ nhất vào khoảng tháng thứ 12-14
- Mọc 4 răng nanh sữa vào khoảng tháng thứ 16-18.
- Mọc 4 răng hàm thứ 2 vào khoảng tháng thứ 20-30.
Nhìn chung lịch mọc răng ở mỗi trẻ mỗi khác, có bé mọc sớm hơn, có bé mọc muộn hơn. Nếu bé nhà bạn mọc răng có vẻ hơi chậm một chút so với những trẻ khác thì cũng đừng lo lắng.
Bạn có thể chưa biết:
Sốt mọc răng ở trẻ có đáng lo ngại? Khi nào thì cần đưa con đi bác sĩ?
Làm thế nào để biết bé đang quấy khóc vì sốt mọc răng?
Trẻ bị sốt mọc răng có những biểu hiện gì?
Sốt mọc răng đa phần dao động từ 38 đến 38.5 độ, tuy nhiên cũng có khi trẻ sốt cao trên 39 độ kèm theo những triệu chứng như phát ban, nổi mẩn. Khi cơ thể bé xuất hiện dấu hiệu này, nhiều khả năng bé đã bị bệnh nhiễm khuẩn (vi khuẩn, ký sinh trùng…).
Bố mẹ cần nắm chắc những dấu hiệu sốt mọc răng gồm:
– Chảy nước dãi: Đây là hiện tượng sinh lý khá bình thường khi bé bước vào giai đoạn mọc răng (thường rơi vào khoảng tháng thứ 4).
– Nướu, lợi bị đau, hơi đỏ: Trước khi trẻ mọc răng khoảng 3 ngày, lợi thường bị sưng kèm theo đau. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chán ăn của trẻ.
– Thích cho tay vào miệng, thích cắn những đồ vật xung quanh: Trẻ có xu hướng cắn những đồ vật có trong tay bởi khi răng nhú lên sẽ khiến lợi bị ngứa. Do vậy bố mẹ không nên để các đồ vật nguy hiểm ở gần bé nhé.
Khi mọc răng do bị ngứa, rát lợi nên các bé thường cho tay vào miệng
– Ho nhiều: Trẻ sẽ ho nhiều, kèm theo đờm đặc.
– Trẻ thường đi ngoài với tần suất 3-4 lần/ngày.
Kèm theo những hiện tượng trên, trẻ sẽ bị sốt trong giai đoạn mọc răng. Vậy sốt mọc răng mấy ngày hết? Cùng tìm hiểu thông tin ở phần tiếp theo nhé!
Sốt mọc răng mấy ngày thì hết?
Thực chất, mọc răng không phải là nguyên nhân gây sốt ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây sốt là do trong quá trình răng nhú lên sẽ làm nướu bị rách dẫn đến đau, ngứa ngáy. Lúc này theo phản xạ tự nhiên trẻ sẽ dùng các vật dụng khác đưa vào miệng để giảm cảm giác khó chịu.
Vô tình, hành động này tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào cơ thể thông qua chỗ bị tổn thương. Để chống lại các tác nhân này, hệ miễn dịch phản xạ tự nhiên là sốt.
Mọc răng khiến trẻ bị sốt cao
Bé sốt mọc răng mấy ngày hết? Hiện tượng trẻ bị sốt khi mọc răng là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường, sẽ hết sau khoảng 3-4 ngày. Tuy nhiên, trẻ sẽ bị sốt lặp đi lặp lại nhiều lần vì trẻ không chỉ mọc 1 chiếc răng mà chúng sẽ mọc lần lượt theo từng đợt khác nhau.
Thông tin trên chắc hẳn đã giúp bạn gỡ rối thắc mắc “Sốt mọc răng mấy ngày hết” đúng không nào?
Bạn có thể chưa biết:
Trẻ sốt mọc răng phải làm sao và cách nhận biết cho mẹ
Bé mọc răng phát sốt và những điều mẹ cần lưu ý khi chăm sóc con
Những điều bố mẹ cần lưu ý khi trẻ bị sốt mọc răng
Ngoài việc hiểu rõ về triệu chứng khi mọc răng, sốt mọc răng mấy ngày hết, bố mẹ cũng cần chú ý đến việc chăm sóc, vệ sinh cho bé. Để giảm sốt khi mọc răng, bố mẹ có thể tham khảo một số lưu ý sau:
– Thường xuyên đo nhiệt độ cho bé: Nếu bé sốt từ 38 – 38,5 độ bố mẹ không cần quá bận tâm. Trường hợp bé sốt 39 độ kèm theo co giật nhẹ, bố mẹ cần lập tức đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để tránh các biến chứng xấu.’
Bố mẹ nên thường xuyên đo nhiệt độ cho bé
– Lau người cho bé bằng nước ấm để giúp thoát nhiệt, từ đó hạ sốt nhanh hơn. Bố mẹ lưu ý không nên dùng nước quá lạnh hoặc quá nóng nhé.
– Trong trường hợp trẻ không uống được nước lọc, hãy bổ sung nước bằng cách thâm nước xung quanh miệng để tránh khô môi, họng.
– Dùng nước muối vệ sinh miệng cho trẻ nhiều lần trong ngày.
– Cho trẻ bú mẹ thường xuyên hơn.
Hi vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về việc sốt mọc răng mấy ngày thì hết. Để chăm sóc tốt cho bé trong giai đoạn mọc răng, bố mẹ hãy phân biệt rõ sốt mọc răng và các loại sốt khác, đồng thời thực hiện tốt các lưu ý trên để bé được phát triển tốt nhé!
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!