Trẻ sốt mọc răng phải làm sao khi nướu răng bị sưng đỏ và răng sắp nhú ra. Đây là triệu chứng rất phổ biến và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, trẻ bị sốt bởi những nguyên khác nhưng mẹ lại nhầm lẫn sang sốt do mọc răng và không có sự can thiệp kịp thời, dẫn đến nguy hiểm cho các bé.
theAsianparent sẽ giúp các mẹ phân biệt được đâu mới đúng là triệu chứng của trẻ sốt mọc răng và cách xử lý khi bé bị những cơn sốt mọc răng “quấy nhiễu”.
Khi nào trẻ bắt đầu mọc răng?
Mọc răng là sự kiện quan trọng chứng tỏ con yêu đã “trưởng thành”. Thông thường, trẻ bắt đầu nhú những chiếc răng đầu tiên trong giai đoạn 4-7 tháng tuổi. Răng mọc đầu tiên thường là hai răng cửa dưới, tiếp theo là hai răng cửa trên rồi đến hai răng cửa bên hàm trên, sau đó mới đến hai răng cửa bên hàm dưới.
Răng bé sẽ tiếp tục phát triển đủ 20 chiếc răng sữa khi trẻ trước 3 tuổi. Vì vậy, ba mẹ cần theo dõi sát những vấn đề răng miệng của bé trong suốt thời gian này như sâu răng, răng chưa mọc đủ khi bé 3 tuổi… để có hướng điều trị kịp thời.
Một số trường hợp trẻ mới chào đời đã mọc sẵn 1 – 2 răng ( được gọi là răng sơ sinh) hoặc trẻ mọc răng quá sớm (chỉ vài tuần sau sinh). Việc mọc răng quá sớm có thể ảnh hưởng đến quá trình bú sữa hoặc răng lung lay khiến trẻ có nguy cơ bị nghẹt thể. Khi đó, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ hướng dẫn xử lý đúng cách.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sốt khi mọc răng
Theo các nghiên cứu, trẻ mọc răng thường chỉ sốt nhẹ từ 38 – 38,5 độ C và không kèm tiêu chảy. Do đó, nếu trẻ số cao hơn 38 độ kèm theo tiêu chảy thì có thể trẻ đang mắc một bệnh lý khác chứ không phải sốt do mọc răng.
Ngoài dấu hiệu sốt nhẹ, một số dấu hiệu thường thấy ba mẹ cần lưu tâm như:
- Trẻ thường mệt mỏi, quấy khóc, ít ngủ và bứt rứt khó chịu trong người.
- Chảy dãi: Thời kỳ này trẻ thường chảy nước miếng và thích ngậm gì đó trong miệng.
- Nếu bé chảy nước dãi khi mọc răng có thể gây phát ban quanh miệng và cằm.
- Nướu có thể bị sưng đỏ làm trẻ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại chỗ răng đang nhú lên. Một số biểu hiện như bé thường cho ngón tay, đồ chơi vào miệng để cắn. Những triệu chứng này thường xảy ra từ 3 đến 5 ngày trước khi răng nhú lên. Một số trường hợp có thể bị nhiễm trùng vùng răng miệng do nướu nứt ra. Những triệu chứng này khiến trẻ đau, quấy khóc nhiều, ăn uống kém và có thể sụt cân. Do đó cha mẹ cần có hướng chăm sóc đúng cách tốt cho bé.
- Chảy máu lợi: nướu trẻ có thể rỉ máu, lợi sưng to khi răng đang trồi lên. Hiện tượng này sẽ tự hết khi răng mọc ra.
Trẻ sốt mọc răng phải làm sao?
- Khi bé bị sốt, bạn có thể lau người cho bé bằng nước ấm sẽ giúp cơ thể thoát nhiệt, giảm sốt nhanh hơn. Nước lạnh hay nước quá nóng đều có thể làm tình trạng của bé tệ hơn.
- Mặc cho bé những trang phục thoải mái và thoáng để nhiệt có thể thoát ra.
- Không nên sử dụng các loại thuốc giảm đau vì sẽ có hại cho bé
- Mẹ có thể xoa dịu cơn đau cho bé bằng cách rửa tay thật sạch và dùng ngón tay mát-xa lợi cho con
- Giữ vệ sinh răng miệng cho bé: cho bé uống nước lọc sau khi ăn, lau bằng khăn mềm, chải răng cho bé, làm thường xuyên và nhiều lần trong ngày.
- Mẹ nên tăng cường các cử bú cho bé trong ngày. Nếu bé không bú được, mẹ cần vắt sữa và cho bé ăn bằng thìa.
Bên cạnh những bí quyết trẻ sốt mọc răng phải làm sao mà theAsianparent vừa chia sẽ ở trên, ba mẹ vẫn cần quan tâm đến vệ sinh răng miệng đúng cách cho bé. Phân biệt rõ những dấu hiệu mọc răng và dấu hiệu sốt cao do bệnh lý khác để có cách điều trị kịp thời cho bé là rất quan trọng.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!