Con bị nhổ hết răng do cha mẹ lơ là chăm sóc răng miệng cho con!
Cha mẹ lơ là với răng miệng – con bị nhổ răng cả hàm! Thói quen ngủ khi còn tu bình sữa đã làm bé trai phải đi nhổ liền một lúc 18 chiếc răng sữa!
Bé trai 4 tuổi phải nhổ hết răng vì cha mẹ lơ là chăm sóc răng cho con
Một bé trai 4 tuổi vừa bị nhổ liền một lúc 18 chiếc răng sữa do thói quen ngủ liền khi còn miệng tu bình sữa.
Hình ảnh được chia sẻ trên Facebook cá nhân của một nha sỹ có tiếng tại Phuket, Thái Lan, về trương hợp phải nhổ tới 18 chiếc răng sữa của một bé trai mới 4 tuổi.
Nha sỹ Sathian Ken Suravisankul từ Phòng khám Smile Station đã cảnh báo các bậc cha mẹ có con nhỏ từ ca nhổ răng rất đau đớn của một cháu bé mới 4 tuổi.
Bé được chẩn đoán là hỏng men răng nặng cho những mảng bám lâu ngày từ sữa và cặn sữa nhưng không được chú ý làm vệ sinh. Dần dần răng bị bào mòn và đen mục đi hay các mẹ còn quen gọi là sún răng sữa.
Tình trạng cả hàm răng đều bị sún nặng và sẽ ảnh hưởng tới nướu lợi và răng vĩnh viễn nếu bé bắt đầu thay răng. Vì thế, sau khi cha mẹ nghe giải thích từ nha sỹ, bé đã được kiểm tra về khung răng và hàm mặt trước ca phẫu thuật lấy liền một lúc 18 chiếc răng sữa của bé.
Cả hàm của bé được tiêm thuốc tê và nhổ tận chân răng. Điều này rất ảnh hưởng tới thần kinh của bé. Nhưng một khi sự việc đã quá muộn, không còn cách nào giúp bé bớt đau đớn hơn.
Bé đã bị nhổ hết răng do men răng đã hỏng quá nặng
Hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho trẻ theo từng độ tuổi
Việc chăm sóc sức khỏe răng miệng sớm cho trẻ là điều quan trọng đối với các bậc cha mẹ. Có nhiều cách bảo vệ và phòng ngừa bệnh răng miệng cho trẻ, trong đó, cha mẹ nên lưu ý đến việc chọn bàn chải, kem đánh răng phù hợp lứa tuổi và thực hành chải răng đúng cách.
– Từ 8 tháng tuổi: Bé bắt đầu mọc răng sữa.
– Giai đoạn từ 1 tuổi đến 2 tuổi: Cha mẹ cần chủ động đánh răng cho trẻ. Khi bé chưa mọc răng hay mới mọc một vài chiếc răng đầu tiên bạn cần vệ sinh răng nướu cho trẻ bằng gạc mềm thấm nước ấm sạch hoặc nước muối pha loãng.
– Khi trẻ 3 – 6 tuổi: Trẻ bắt đầu mọc răng hàm và lần lượt thay răng, chuyển từ răng sữa sang răng vĩnh viễn. Đến lúc này, cha mẹ có thể cho trẻ tự đánh răng mỗi ngày dưới sự giám sát của người lớn.
– Trẻ 6 – 9 tuổi: Cha mẹ vẫn nên kiểm tra việc chải răng của trẻ đều đặn để đảm bảo trẻ đánh răng đúng cách.
Lưu ý tạo hứng thú chăm sóc răng miệng cho trẻ
Lưu ý chăm sóc răng miệng cho trẻ
– Chia lịch đánh răng, vệ sinh răng miệng vào thời gian hợp lý. Bạn cần hướng dẫn trẻ đánh răng đều đặn ngày 2 lần (buổi sáng và trước khi đi ngủ)
– Đánh răng đúng cách để trẻ không bị đau đớn, khó chịu, đồng thời mang lại hiệu quả chăm sóc, bảo vệ răng miệng cao. Đó là đặt bàn chải nhẹ nhàng sao cho lông bàn chải vừa khít trên bề mặt răng, chải từng nhóm răng, mỗi nhóm độ 2 – 3 cái, chải đủ ba mặt răng: mặt trước, mặt sau và mặt nhai. Thời gian đánh răng lý tưởng nhất là khoảng 2 – 3 phút.
– Lưu ý chọn loại kem đánh răng phù hợp với từng độ tuổi của trẻ: Chọn loại có công thức không đường, chứa xylitol và active fluoride để chống sâu răng. Rất nhiều trẻ nhũ nhi có xu hướng thích ăn hoặc mút kem đánh răng nên phụ huynh cần chọn loại kem an toàn nếu trẻ lỡ nuốt phải.
– Chọn bàn chải cho trẻ: Cha mẹ cần ưu tiên loại có đầu tròn nhỏ với cổ bàn chải dài để trẻ dễ xoay sở khi chải sâu tận mặt sau của răng. Lông bàn chải cho trẻ là loại lông siêu mềm đủ để loại bỏ các mảng bám mà không gây trầy xước nướu.
Lời nhắn nhủ tới cha mẹ có con nhỏ
Trường hợp của bé trai là lời cảnh báo tới những ông bố bà mẹ lơ là chuyện chăm sóc răng miệng cho con. Thậm chí nhiều người còn nghĩ răng sữa không cần phải chăm sóc, chờ mọc răng vĩnh viễn rồi chăm một thể (!!!)
Chăm sóc răng cho con cần nắn thành thành thói quen ngay từ nhỏ. Dù chỉ là 4 chiếc răng hay 6 chiếc răng mẹ cũng nên tạo cho con thói quen đánh răng mỗi sáng dậy và tối trước khi đi ngủ và làm cho bé có cảm giác thích thú háo hức với thao tác nhỏ này.
Riêng đối với các bé nhỏ hơn, mẹ nên lưu ý đánh tia lưỡi thường xuyên cho con sau khi bú, tuyệt đối không để bé ngủ khi còn bú sữa hay tu bình.
Nguồn: tạp chí Aone
Các bài viết có liên quan:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!