Hiện tượng trẻ bị sốt co giật thường xuất hiện khi trẻ bị sốt quá cao, vượt quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể. Từ đó sinh ra biểu hiện co giật. Chính vì vậy, ngay khi trẻ có biểu hiện bị sốt, cha mẹ cần hạ sốt cho trẻ càng sớm càng tốt với các cách phù hợp.
Biểu hiện của sốt co giật ở trẻ
- Co giật do sốt cao thường xảy ra sớm, cơn co giật hầu hết là cơn toàn thể, vận động hai bên, kiểu cơn co cứng – giật cơ (tonic – clonic).
- Khi co giật trẻ có thể có thêm các biểu hiện nôn ói, sùi bọt mép, đồng tử lộn lên trên làm mắt trắng dã. Các cơn co giật này thường là các cơn co giật toàn thể, ngắn, kéo dài không quá 5 phút. Sau co giật, trẻ có thể lờ đờ chậm chạp hoặc ngủ. Thời gian này có thể kéo dài tới cả tiếng đồng hồ. Trẻ thường bị 1 cơn co giật cho 1 đợt sốt.
- Có 2 loại co giật do sốt loại đơn giản và loại phức tạp. Khoảng 1/3 trẻ co giật do sốt là co giật phức tạp.
Đặc điểm của co giật do sốt thể đơn giản:
- Cơn co giật điển hình là cơn toàn thể, kiểu tăng trương lực và co cứng cơ
- Thời gian co giật 15 phút.
- Trẻ không rối loạn tri giác hay có bất kỳ dấu hiệu thần kinh nào sau cơn.
Đăc điểm của co giật do sốt thể phức tạp:
- Co giật khu trú.
- Thời gian kéo dài > 15 phút
- Có từ 2 cơn co giật trở lên trong vòng 24 giờ.
Thông thường nếu sốt co giật, hiện tượng này sẽ diễn ra không quá lâu. Tuy nhiên cha mẹ cần có kĩ năng xử lý để đảm bảo an toàn cho bé.
Chính vì vậy, nếu trẻ có biểu hiện sốt co giật, cha mẹ cần thực hiện theo các bước sau:
1. Cha mẹ cần bình tĩnh khi trẻ bị sốt co giật
La hét, hoảng hốt không giúp ích gì trong trường hợp này. Vì vậy, điều quan trọng nhất là cha mẹ phải hết sức bình tĩnh để xử lý và chăm sóc bé.
2. Giúp trẻ được thông thoáng
Bao gồm cởi cúc áo, hoặc bất kỳ vật dụng nào ở quanh vùng cổ bé để con được hít thở dễ dàng hơn.
3. Đặt trẻ nằm ở tư thế đúng
Bằng cách cho bé nằm nghiêng, đầu thấp hơn thân người nhằm phòng tránh trường hợp nước dãi hoặc vật gì đó ở trong miệng có thể rơi xuống cổ họng trẻ.
Xử lý như thế nào khi trẻ bị co giật
4. Tuyệt đối không làm những điều này khi trẻ bị co giật
Cậy răng, dùng thìa, ngón tay hoặc bất kỳ vật gì để bạnh miệng bé ra. Trên thực tế, các bác sĩ cho biết, tỉ lệ trẻ có thể cắn vào lưỡi của chính mình khi bị co giật là rất ít. Và nếu trẻ có cắn vào lưỡi thì vết thương cũng chỉ rất nhỏ.
Ngược lại những vật cha mẹ dùng để nhét vào miệng con khi co giật lại có nguy cơ gây ra hiểm nguy cho trẻ nhiều hơn, đặc biệt có thể khiến trẻ bị tắc đường hô hấp.
5. Hạ sốt cho bé ngay lập tức
Mau chóng cởi quần áo và lau người cho trẻ. Lau liên tục cho đến khi nào nhiệt độ cơ thể giảm mới được dừng lại.
6. Đưa trẻ đến bệnh viện
Sau khi lau người giúp bé hạ sốt rồi thì nhanh chóng đưa con đi khám để bác sĩ có cách điều trị phù hợp.
Trẻ bị sốt co giật là hiện tượng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Ngoài sốt cao thì co giật ở trẻ còn có thể do các bệnh lý khác. Chính vì vậy các bước hướng dẫn ở trên chỉ là sơ cứu tạm thời, còn cha mẹ vẫn nên đưa bé đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác của triệu chứng co giật của bé.
Sốt co giật không phải là một hiện tượng hiếm gặp ở trẻ. Mức độ nguy hiểm còn tùy thuộc vào các nguyên nhân gây co giật. Đối với sốt co giật lành tính sốt co giật ở trẻ thường tự giới hạn (thường cơn khoảng 2 – 5 phút), không để lại di chứng lâu dài
Sau 5 tuổi, sốt co giật ở trẻ sẽ tự hết. Tuy nhiên, co giật đi kèm với sốt có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nhiễm trùng nặng như viêm màng não, viêm não… Vì vậy, khi trẻ co giật có sốt cần được đưa tới các cơ sở uy tín để thăm khám kỹ lưỡng.
Theo The Asianparent.com
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!