Trẻ quen bế là điều không tốt vì nó sẽ khiến con bị phụ thuộc và không chịu ngủ khi không được bế. Để khắc phục tình trạng trên, bạn cần làm một số điều sau: không cách ly bé với thế giới, không bao bọc con quá nhiều,… Ngoài ra, cha mẹ có thể tham khảo và thực hiện những cách để trẻ ngủ ngoan và sâu giấc như: dùng khăn bông quấn quanh trẻ, cho con dùng ti giả,…
Bạn nên đọc bài viết này để biết:
- Cách khắc phục tình trạng bé khóc đòi bế
- Làm gì khi trẻ quen bế, đặt xuống là khóc?
- Mẹo giúp trẻ ngủ ngon và sâu hơn
Trong những tháng đầu đời, việc chăm sóc và cách chăm sóc của mẹ với trẻ sơ sinh là rất quan trọng. Cách mẹ dành tình cảm và thể hiện tình yêu với con khi nhỏ có thể ảnh hưởng tới tính cách và hành vi bé sau này.
Bạn có thể chưa biết:
Gợi ý 4 tư thế bế bé 4 tháng tuổi cực dễ cho các cặp đôi lần đầu làm cha mẹ
Bế trẻ sơ sinh bên trái tốt cho phát triển của bé như thế nào?
Hãy bế con ngay khi con khóc! Đây là lời khuyên của bác sỹ nhi khoa. Bế con ngay khi con khóc sẽ giúp bé hiểu được, bé luôn có người chăm sóc xung quanh. Hơi ấm từ việc ôm bé vào lòng sẽ giúp bé trở nên bớt cáu gắt hờn giận hơn. Về lâu dài, việc bế con ngay khi con khóc sẽ giúp mẹ nuôi nấng một đứa trẻ giàu tình cảm, biết chăm sóc và trái tim đầy tình yêu thương. Tuy nhiên, một số bé quen hơi mẹ nên sẽ khóc đòi bế, làm mẹ chăm con vất vả, mệt mỏi hơn.
Cách giúp trẻ quen bế không đòi bế nữa
Không cách ly bé với thế giới
Trong thời gian ở cữ, mẹ thường không cho bé tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài. Một khi đã bước qua giai đoạn này, bạn cần cho trẻ làm quen với cuộc sống hàng ngày như: tiếng động bên ngoài, thói quen sinh hoạt của gia đình,… Điều này giúp con quen với cuộc sống, không bị sợ sệt, bỡ ngỡ. Từ đó, tình trạng trẻ khóc đòi bế cũng giảm dần.
Không nên bao bọc trẻ quá nhiều
Dù việc ôm ấp thường xuyên khiến con cảm thấy an toàn nhưng “vô tình” làm bé quấn mẹ nhiều hơn. Sau khi cho trẻ bú hoặc ru ngủ, mẹ nên đặt con vào trong nôi và tạo không gian thoải mái, yên tĩnh. Việc này giúp bé ngủ ngon, đồng thời giảm tình trạng bé quen bế ngủ. Khi con thức giấc và quấy khóc, cha mẹ đừng nên ôm trẻ mà hãy trò chuyện, chơi đùa cùng con.
Làm thế nào để trẻ không gắt ngủ?
Cho con tiếp xúc trực tiếp da liền da sẽ khiến bé không gắt ngủ
Cùng tìm hiểu cách giúp bé có giấc ngủ ngon nhưng cũng không làm mẹ quá vất vả!
Bác sỹ Terra Blantnik thuộc bệnh viên nhi Cleveland Clinic Chidren’s Hospital có chia sẻ về những mẹo nhỏ chăm sóc trẻ sơ sinh rất hữu ích cho mẹ có con nhỏ.
Không cứ là mẹ, cũng có thể là bố, cho con tiếp xúc trực tiếp da liền da sẽ cho con hơi ấm và truyền tình cảm cho con qua những cử chỉ nhỏ này. Bé sẽ cảm nhận được sự ấm áp, an toàn và cả tình yêu thương, hạn chế được những cơn giật mình, gắt ngủ. Trong 2-3 tuần đầu, bác sỹ khuyến cáo mẹ nên thực hiện da tiếp da thường xuyên cho con, đặt bé trên mình, mát-xa và chạm nhẹ lên cơ thể con.
Cho đến qua tháng đầu tiên, mẹ có thể áp dụng việc nằm nôi. Bé có thể tự ngủ và đi sâu vào giấc ngủ tốt hơn.
Mẹo giúp trẻ ngủ ngon và sâu hơn
Việc cho con nằm nôi không những giúp bé có môi trường yên tĩnh và giấc ngủ tốt hơn mà còn giúp bé tự lập hơn sau này. Nhưng việc rèn thói quen ngủ trong nôi cho con không hề dễ, cần tới cả sự kiên nhẫn và cứng rắn của mẹ. Tạo được thói quen ngủ nôi có thể mất tới hàng tuần, và có thể mất thời gian hơn mỗi khi mẹ ru ngủ. Nhưng điều này sẽ giúp mẹ chăm con nhàn hơn ở những tháng sau này.
Để trẻ ngủ ngon và sâu hơn, mẹ cần làm những điều sau:
Dùng khăn bông quấn thân trẻ khi ru ngủ
Quấn quanh thân bé giúp con ngủ ngon và sâu hơn
Quấn quanh thân bé khi ru ngủ giúp bé co gọn khung người và không dễ giật mình vì những yếu tố tác động bên ngoài. Lớp khăn quấn cho bé cảm giác ấm áp êm gọn như đang còn trong bụng mẹ. Khi bé quấn gọn tay chân sẽ áp và ôm trọn thân bé, tim được bảo vệ và che chở, hai chân tay không co giật ngọ nguậy giúp bé ổn định được dáng ngủ và không bị giật mình. Đọc thêm cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc hơn.
Bạn có thể chưa biết:
Sai lầm khi bế trẻ sơ sinh không phải ba mẹ nào cũng biết
Con hay đòi bế – Làm thế nào để bố mẹ khỏi rã tay vì bế bé cả ngày đây?
Cho con ngậm ti giả
Cho con ngậm ti giả giúp bé có cảm giác như đang ngậm ti mẹ, bé ngoan hơn và dễ vào giấc ngủ hơn. Ngoài ra hành động này còn tránh được khả năng nghiến lợi và ọ ọe khi ngủ, xảy ra ở không ít trẻ sơ sinh.
Đung đưa võng/nôi nhẹ nhàng
Khi cho con ngủ trong nôi, những lần đưa nôi nhẹ, không quá liên tục sẽ giúp bé đi vào giấc ngủ êm ái theo nhịp nôi và cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn mặc dù không được ngủ cạnh mẹ. Đung đưa nôi hay võng còn giúp “chữa cháy” những lần bé ngọ nguậy thức dậy giữa chừng. Mẹ có thể đung đưa nhẹ để giúp con về lại với giấc ngủ hơn là bế con và bé quen hẳn với hành động ôm và ru con trong lòng.
Đưa nôi nhẹ, không quá liên tục sẽ giúp bé đi vào giấc ngủ tốt hơn
Lời kết
Việc ngủ của trẻ sơ sinh cũng quan trọng như việc cho con ăn. Giấc ngủ con càng có chất lượng và sâu giấc sẽ giúp bé phát triển tinh thần cũng như chiều cao của cơ thể bé. Các nghiên cứu cho thấy lượng hóc-môn mang tên Growth Hormone sản sinh khi bé ngủ sẽ giúp quá trình phát triển thể chất cũng như tinh thần của bé ổn định hơn, bé sẽ phát triển chiều dài xương chân và tay tốt hơn.
Việc khắc phục tình trạng trẻ quen bế là tiền đề hình thành tính cách tự lập cho con trong những năm đầu đời. Cùng đó, mẹ sẽ bớt vất vả hơn khi chăm con và tạo thói quen ngủ theo bữa, theo giấc của bé sau này. Với thời gian có được khi con ngủ được trong nôi, mẹ có thể được nghỉ ngơi nhiều hơn, có thời gian để làm việc khác hoặc cũng dễ “giao phó” việc để ý giấc ngủ của con cho ông xã hay những người thân trong gia đình.
Theo theAsianparent Thailand
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!