Các nhà giáo dục gần đây đã chú ý hơn đến nhu cầu “đặc biệt” của từng học sinh, và mong muốn đáp ứng các yêu cầu thích hợp của từng cách tiếp thu khác nhau: cách tiếp thu qua “thị giác”, “thính giác” hoặc “không gian”. Nhưng liệu phong cách học tách biệt này có thực sự hiệu quả?
Mỗi học sinh không phải lúc nào cũng cần phương pháp giáo dục khác nhau
Một cuộc tranh luận gần đây diễn ra trên tờ The Guardian của Anh cho thấy cách tiếp cận tách biệt chưa chắc đã hiệu quả. Khoảng 30 chuyên gia nổi tiếng ở các lĩnh vực bao gồm tâm lý giáo dục và khoa học thần kinh đã gửi một lá thư tới tờ báo để chỉ ra những nhược điểm của việc dạy dỗ trẻ em theo cách học riêng của chúng.
Một trong ý kiến chỉ trích chính là việc dạy mỗi trẻ với một “phong cách riêng biệt” được cho là phù hợp với bé thực sự phản tác dụng – nó hạn chế các nguồn sáng tạo giúp những đứa trẻ này thích ứng với nhiều cách khác nhau để thu thập kiến thức về thế giới xung quanh.
Các chuyên gia, bao gồm cả nhà tâm lý học hàng đầu Steven Pinker của Đại học Harvard, thậm chí còn gọi lý thuyết “dạy theo phong cách học riêng” là một “một biện pháp vớ vẩn chẳng có ích gì cho việc nâng cao chất lượng giáo dục”.
Giáo dục chính quy rất chuộng đa phương pháp trong học tập
Trong khi đó, cách tiếp cận này đã nhận được sự hưởng ứng rộng rãi trong giáo dục chính quy. Giáo sư Bruce Hood, chủ tịch khoa tâm lý học phát triển trong xã hội (trường Đại học Bristol, Anh), và là người ủng hộ chính của biện pháp này, trích dẫn một cuộc thăm dò gần đây của hơn 100 giáo viên kì cựu. Hơn 85% tuyên bố niềm tin vào phương pháp “dạy theo phong cách học riêng”, và 66% đã sử dụng cách tiếp cận này trong lớp học.
Ý tưởng về việc áp dụng phong cách học tập khác nhau thực sự rất hấp dẫn. Nó phù hợp với niềm tin hiện tại của chúng ta về việc sử dụng các biện pháp được “đo ni đóng giày” để giải quyết từng vấn đề riêng biệt cho mỗi cá nhân.
Ví dụ, sử dụng cách hoạt động bằng miệng như thảo luận và bài tập nói, chứ không phải là các hoạt động dựa trên văn bản, dường như chỉ hợp lý đối với những đứa trẻ đã được xác định là thích hợp hơn với kiểu “tiếp thu bằng thính giác”. Hơn nữa, Hood chỉ ra rằng ý tưởng “đo ni đóng giày” các phương pháp học cho học sinh cũng tạo ra động lực rất lớn thúc đẩy cho các sinh viên của mình tự tin học tập.
Cần phải có thêm bằng chứng chứng minh hiệu quả của phương pháp học tập này
Tổ chức từ thiện độc lập tại Anh, Quỹ giáo dục Endowment, tin rằng cách tiếp cận như vậy không thể chỉ được chứng minh bằng quan sát và cảm nhận: nó đòi hỏi những bằng chứng khoa học nghiêm túc để chứng minh các tuyên bố về lợi ích của nó. “Bằng chứng cho thấy rằng việc chỉ định người học theo nhóm hoặc phân ra các nhóm dựa trên các phong cách học khác nhau được cho là không có lợi ích gì”.
Trong khi lời kết luận cuối vẫn chưa được đưa ra về hiệu quả của cách tiếp cận “dạy theo phong cách học riêng”, thì chúng ta vẫn học được một điều là: giáo viên nên tìm kiếm liên tục các phương pháp mới để thu hút học sinh sinh viên của mình, cho dù các em có thích một phương pháp dạy hơn một phương pháp nào đó khác hay không.
Tính đa dạng và sự cởi mở này trong việc đổi mới các dạy trong lớp học là tin tốt cho những em có thể đang phải vật lộn để tiếp thu những nội dung đầy thử thách được giảng dạy hằng ngày trong lớp học.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!