X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Trẻ em bị đánh đập TẠI NHÀ - Cha mẹ đã khiến tuổi thơ của con không được trọn vẹn

Mất 6 phút để đọc
Trẻ em bị đánh đập TẠI NHÀ - Cha mẹ đã khiến tuổi thơ của con không được trọn vẹn

Hiện nay, tình trạng trẻ em bị bạo hành vẫn còn xuất hiện nhiều mặc cho kinh tế và dân trí đã khá hơn trước. Tháng 6 là tháng bảo vệ trẻ em, truyền thông điệp cụ thể cho mọi người: việc bảo vệ trẻ em không chỉ trông chờ vào trách nhiệm vào 1 vài bộ ngành mà cần có sự phối hợp của toàn dân.

Những sự việc bạo hành và xâm hại trẻ em trong chính ngôi nhà của mình gây xôn xao dư luận gần đây

Cậu bé 8 tuổi bị mẹ ruột bạo hành 

Dù mới 8 tuổi, đang học lớp 3 nhưng em bé này đã phải làm mọi việc nhà. Em bị chính mẹ ruột đánh đập không thương tiếc, vụt bằng dây điện, hậu quả là khắp người đầy vết bầm tím.

Người bà sống ở kế bên cũng không thể can thiệp, người cha thì cho rằng con mình bị đánh là điều hiển nhiên và người mẹ bạo hành con không cần lý do. Hậu quả là đứa trẻ ấy phải nhận những nỗi đau cả thể xác và tâm hồn. Vết thương trên da thịt thì có thể sớm lành nhưng vết sẹo trong tâm hồn của con trẻ thì khó có thể mờ theo thời gian.

Một bé gái bị chính bố ruột mình bạo hành

Trong 1 đoạn video trên mạng xã hội từ ngày 18 tháng 5 năm 2020, người bố trói con gái vào cột nhà và liên tục dùng roi để đánh vào người. Thậm chí, khi dây bị đứt, bé gái chạy trốn thì người bố vẫn không buông tha.

Cơ quan cảnh sát điều tra thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với người bố tên Danh Đa, 24 tuổi trên để điều tra về hành vi hành hạ trẻ em.

tre-em-bi-bao-hanh

Bé trai 5 tuổi bị mẹ kế đánh đập dã man

Cũng trong tháng 5, mạng xã hội lan truyền hình ảnh người mẹ kế bạo hành dã man bé trai 5 tuổi với hành vi liên tục tát vào mặt, đè lên người, kéo lê bé trai trên nền nhà.

Cơ quan cảnh sát điều tra huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương đã có quyết định trưng cầu giám định tâm thần về người phụ nữ này để củng cố hồ sơ và xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

tre-em-bi-bao-hanh

Sư cô trụ trì chùa Long Nguyên có hành động bạo lực với đệ tử

Gần đây nhất là sự việc gây xôn xao dư luận khi sư cô trụ trì chùa Long Nguyên, Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh đã có hành động dạy dỗ đệ tử theo kiểu bạo lực, hành hạ trẻ em. Vị sư cô này thậm chí còn bắt buộc 1 bé khác tham gia và chứng kiến hành vi bạo lực này.

Chiều ngày 12 tháng 6, Giáo hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh đã thu hồi quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Long Nguyên, biệt chúng sám hối 6 tháng với sư cô Thích Nữ Hạnh Thảo vì hành vi đánh trẻ.

tre-em-bi-bao-hanh

Xâm hại tình dục trẻ em: thỏa thuận để im lặng?

Gần đây có vụ việc 1 cháu bé mới 6 tuổi đã bị người hàng xóm đáng tuổi ông xâm hại tình dục. Sự việc đã xảy ra nhiều lần nhưng tất cả đều không lên tiếng vì theo phong tục, tín ngưỡng người Thái, họ chỉ cần làm lễ cúng thần linh là mọi chuyện sẽ được xua đi. Gia đình nghi phạm chỉ cần bồi thường danh dự cho nạn nhân với số tiền 60 triệu đồng là sẽ giữ im mọi chuyện. Đáng lẽ ra kẻ phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự và bị truy tố trước pháp luật.

Bạo hành và xâm hại mang tới những nỗi đau về thể xác và tinh thần cho các nạn nhân. Những sự việc đau lòng có xu hướng gia tăng một phần lý do người trong cuộc thỏa hiệp thay vì đấu tranh chống lại hành vi sai trái.

Một số thống kê về tình trạng trẻ em bị bạo hành và xâm hại từ năm 2015 đến giữa năm 2019

  • Gần 8500 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, xử lý
  • 8700 trẻ em bị xâm hại
  • Hơn 6400 trẻ bị xâm hại tình dục
  • Con số đáng báo động hơn 100 trẻ bị mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt
  • Hơn 1300 trẻ bị xâm hại bằng các hình thức khác

Hệ lụy kéo dài khi trẻ bị tổn thương

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 40 giây có 1 người tìm đến cái chết. Theo thống kê, tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 thế giới đối với lứa tuổi 15 đến 29 tuổi, chỉ sau tai nạn giao thông.

Tự sát là hành vi thể hiện sự bất lực và bế tắc đến tận cùng trong cảm xúc và suy nghĩ. Tuy nhiên, một bé gái đã chia sẻ rằng tự sát là cách tốt nhất để giải thoát cho bản thân khỏi những cơn thịnh nộ từ bố mẹ, cũng như để cho bố mẹ em thấy việc học hành không quan trọng bằng việc em được sống.

Em Từ Thanh Thúy quê tại thành phố Cần Thơ, thiếu đi tình yêu thương do mồ côi cha mẹ, bị hàng xóm xâm hại, bị bạn bè bắt nạt. Em bị trầm cảm và đã nhiều lần tự tử không thành. Thúy chấp nhận rời bỏ quê hương đi đến vùng đất mới, nhưng dù đi đâu em cũng không thể quên những nỗi đau của mình.

tre-em-bi-bao-hanh

Tạm kết

Những nỗi đau, vết sẹo sẽ ám ảnh suốt cả cuộc đời của các em. Nghiêm trọng hơn, nếu không có những sự thức tỉnh kịp thời thì tình trạng bạo hành trẻ em có thể còn tiếp diễn từ đời này sang đời khác.

Nhiệm vụ của người lớn là phải làm cho những hiện tượng trẻ em bị bạo hành biến mất, phải làm sao cho các em được học hành, vui chơi một cách vô tư, hồn nhiên nhất theo đúng lứa tuổi của các em.

Xem thêm:

  • BẠO HÀNH CẢM XÚC – vết sẹo không hiển thị nhưng sẽ còn mãi!
  • Vụ bạo hành trẻ em đến chết gây rúng động cả Nhật Bản
  • Bạo hành trẻ em trong gia đình: Cần làm gì để bảo vệ con?

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.

Câu chuyện từ đối tác
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

ZinVi

  • Home
  • /
  • Nuôi dạy con
  • /
  • Trẻ em bị đánh đập TẠI NHÀ - Cha mẹ đã khiến tuổi thơ của con không được trọn vẹn
Chia sẻ:
  • Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

    Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

  • Bé 42 tháng tuổi đôi lúc không nghe lời cha mẹ và lười ăn hơn

    Bé 42 tháng tuổi đôi lúc không nghe lời cha mẹ và lười ăn hơn

  • Trẻ 45 tháng tuổi lớn nhanh và làm được nhiều điều thú vị

    Trẻ 45 tháng tuổi lớn nhanh và làm được nhiều điều thú vị

  • Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

    Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

  • Bé 42 tháng tuổi đôi lúc không nghe lời cha mẹ và lười ăn hơn

    Bé 42 tháng tuổi đôi lúc không nghe lời cha mẹ và lười ăn hơn

  • Trẻ 45 tháng tuổi lớn nhanh và làm được nhiều điều thú vị

    Trẻ 45 tháng tuổi lớn nhanh và làm được nhiều điều thú vị

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it